tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

  Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan: "Người ta nói chúng ta có bệnh mau quên, khi cửa khẩu hết ách tắc là ai về nhà nấy" 

Chia sẻ: 

16/03/2022 - 15:52:00


 

Dẫn câu chuyện ùn ứ trong quá khứ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nói rằng: "Khi cửa khẩu ùn ứ, chúng ta hỏi sao lại lệ thuộc vào 1 thị trường, sao không chế biến, sao không phát triển thị trường nội địa…? Tuy nhiên, khi cửa khẩu mở trở lại, chúng ta lại ai về nhà nấy".

Thế khó của người nông dân Việt

Sức nóng từ việc nông sản ùn ứ đã lan tới Nghị trường Quốc hội. Trong phiên trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/3, rất nhiều đại biểu đặt câu hỏi tới vấn đề này. Dù trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhưng tư lệnh ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Lê Minh Hoan cũng đăng đàn giải đáp.

"Về vấn đề ùn ứ nông sản, những ngày gần đây, tôi thường nhận được những tin nhắn, những cuộc gọi, ngay cả giữa đêm. Tôi rất thấu cảm vấn đề này nhưng không thể giải đáp trong thời gian ngắn ngủi này", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.

Bộ trưởng cho biết ông đã đi Lạng Sơn, Quảng Ninh… những nơi có cửa khẩu và vào vùng nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.... Bộ trưởng khẳng định, nếu không ùn ứ ở cửa khẩu thì sẽ ùn ứ ở các vùng nguyên liệu hoặc nơi nào đó. Với trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng cho rằng cần nhìn vấn đề rộng ra dưới góc nhìn cung cầu, tư duy sản xuất và tư duy thị trường.

Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan: Người ta nói chúng ta có bệnh mau quên, khi cửa khẩu hết ách tắc là ai về nhà nấy - Ảnh 1.

Xe chở nông sản ùn ứ ở cửa khẩu.

"Nông sản không phải một sản phẩm công nghiệp mà khi thị trường tắc, chúng ta có thể cất vào kho để chờ cơ hội. Với nông sản, ngay từ đầu vụ, khi bà con trồng và nuôi thì theo chu kỳ, 3-4 tháng sau, chúng ta sẽ phải thu hoạch. Dù cửa khẩu có thế nào đi cũng phải thu hoạch. Đó là vấn đề khó cho nông sản của chúng ta", Bộ trưởng nói.

Ngoài ra, sự manh mún của ngành cũng là vấn đề. Với 10 triệu hộ nông dân nhưng chúng ta cũng có tới gần 10 triệu thửa đất. Việc kiểm soát, tổ chức lại để đáp ứng nhu cầu thị trường không phải ngày một ngày hai.

"Tôi được một chuyên gia góp ý rằng chúng ta phải phân biệt 2 cái từ là sản phẩm và thương phẩm. Khi chúng ta tạo ra thanh long, xoài, trồng lúa, nuôi cá… chúng ta có sản phẩm. Nhưng sản phẩm đó chưa tạo ra giá cả, thậm chí chưa tạo ra giá trị nếu nó chưa biến thành thương phẩm. Thương phẩm đó đòi hỏi yêu cầu, chuẩn hóa về mặt thị trường, giá trị, giá cả, thời điểm và kể cả sự cạnh tranh với các quốc gia khác khi bước vào thị trường thứ 3", Bộ trưởng nói.

Để có thể đạt được điều này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tin rằng cần có sự thống nhất trên xuống dưới. Câu chuyện sản xuất hàng ngày, hàng giờ, diễn biến thị trường, mùa vụ… là câu chuyện của cả hệ thống cùng với các chính quyền địa phương.

Dẫn câu chuyện thành công ở Sơn La, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Bộ trưởng nêu bật tầm quan trọng từ sự sâu sát của lãnh đạo địa phương với nông sản và người nông dân của mình.

"Nếu để khi vào vụ, ùn ứ xảy ra chúng ta mới loay hoay đi tìm kiếm thị trường trong khi chúng ta chưa minh bạch chất lượng nông sản là vấn đề khó. Điều này đòi hỏi kiên trì, nhẫn lại, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là chính quyền địa phương, những người hàng ngày, hàng giờ nắm bắt thông tin mùa vụ. Khi bắt đầu xuống giống, chúng ta cũng đã phải ước lượng được sản lượng bao nhiêu để kết nối với thị trường", tư lệnh ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu quan điểm.

Những giải pháp cho nông sản Việt mà quyết tâm chữa bệnh "mau quên"

Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, các cơ quan quản lý để ra giải pháp với các mục tiêu chính.

Thứ nhất, tổ chức lại sản xuất để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Cách làm là phát triển kinh tế tập thể để gom đầu mối lại. Khi gọn hơn, việc truyền thông, định hướng hay phổ biến đường lối, chính sách cũng sẽ linh hoạt hơn.

Thứ 2, phải tổ chức ngành hàng. Ngành xoài ở Đồng bằng sông Cửu Long không gói gọn ở một địa phương mà lan rộng ra cả nước, thậm chí là lên tới Sơn La. Rồi ở đâu cũng trồng sầu riêng. Chính vì thế, phải tổ chức lại ngành hàng, đưa vào quỹ đạo thông qua hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp. Việc hình thành liên minh giúp kiến giải những khuyến nghị, định hướng những chiến lược chứ không thể tư duy mùa vụ nữa.

"Nông dân ta sản xuất theo tư duy mùa vụ, doanh nghiệp thì kinh doanh theo tư duy thương vụ. Chúng ta nghĩ ngắn. Bây giờ chúng ta phải ngồi lại, chấp nhận làm lại để có một hệ thống minh bạch, đầy đủ và dài hạn", Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan: Người ta nói chúng ta có bệnh mau quên, khi cửa khẩu hết ách tắc là ai về nhà nấy - Ảnh 2.

Vị Tư lệnh ngành cũng lấy ví dụ là khi chúng ta bán sang thị trường Trung Quốc, chúng ta không biết rằng thị trường Trung Quốc đang nghĩ gì về nông sản Việt Nam. Hình ảnh nông dân sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, không theo quy trình cũng chẳng theo mô hình thì không thể tạo ra hình ảnh đẹp với khách hàng.

Tuy nhiên, để giải quyết tòn tại này không phải chuyện ngày một ngày hai. Cần đi rồi mới đến. Chuyển từ tư duy xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch là cả một hành trình thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy của cả hiệp hội ngành hàng, tư duy người nông dân và chính quyền địa phương phải vào cuộc. Sự sát sao của địa phương là quan trọng.

"Về giá cả vật tư đầu vào và đầu ra, đây là câu chuyện canh cánh bên lòng và cũng là thực trạng phải đối mặt, nhất là những đất gãy nguồn cung, nguyền nguyên liệu. Chúng tôi làm việc với nhau để cân bằng giữa xuất với nhập, những nguyên vật liệu chính có tác động tới nông nghiệp. tuy nhiên, thị trường có độ trễ không phải ngày một ngày hai", Bộ trưởng nói và cho biết việc người nông dân chủ động chuyển từ nguồn phân bón hóa học sang phân bón hữu cơ khi khan hiếm xảy ra không chỉ là giải pháp ngắn hạn mà còn mở ra cả một đường đi dài hạn.

"Người ta nói rằng chúng ta hay quên. Năm 2017, khi tình trạng ùn ứ nông sản ở cửa khẩu phía bắc xảy ra, chúng ta loay hoay tìm cách mở lại cửa khẩu. Có một bài báo mà tôi nhớ mãi là Bệnh mau quên. Người ta nhắc nhở rằng, khi cửa khẩu bị đóng, ùn ứ, hàng loạt câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại lệ thuộc vào 1 thị trường, tại sao không chế biến, tại sao không phát triển thị trường nội địa…. Nhưng khi cửa khẩu mở trở lại, ai về nhà nấy, lại tiếp tục những công việc đang làm. Người nông dân vẫn sản xuất tự phát, doanh nghiệp mang tính thương vụ. Chúng ta loay hoay rồi vài năm nữa lại trở lại câu chuyện ùn ứ", Bộ trưởng nói.

Tuy nhiên, Tư lệnh ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng khẳng định lần này chúng ta sẽ không "quên". Các bộ đang phối hợp để tạo ra những giải pháp đồng bộ, phân kỳ, phân cấp và có trách nhiệm rõ ràng để khắc phục căn cơ tình trạng này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan kết luận.

Theo Tổ Quốc
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV