tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

2 đề án, nhiều kỳ vọng

Chia sẻ: 

15/12/2024 - 14:37:00


Giao thông Hà Nội là vấn đề bức xúc nhiều năm qua. Dân số cơ học tăng nhanh, phương tiện cá nhân tăng mạnh trong khi đường sá chật hẹp, phương tiện vận tải công cộng thiếu và lạc hậu. Chính vì thế, Đề án Đường sắt đô thị và Đề án Giao thông thông minh đã nhận được sự quan tâm lớn cùng với nhiều kỳ vọng.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519 ngày 31/3/2016 (Quy hoạch 519), đến năm 2035, Hà Nội phải hoàn thành đầu tư xây dựng, vận hành 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 410,8km, tổng vốn đầu tư khoảng 37,174 tỷ USD.

len-tau-1723090862-7118-1723090879.jpg
Ngày 11/9, metro tuyến Nhổn - ga Hà Nội chính thức đi vào vận hành thương mại.

“1 kế hoạch, 3 phân kỳ”

Đồng thời, theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô giai đoạn 2036-2045, Hà Nội phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng thêm 200,7km đường sắt đô thị (ĐSĐT) gồm các tuyến/đoạn tuyến điều chỉnh, bổ sung với tổng nhu cầu vốn khoảng 18,252 tỷ USD; nâng tổng số tuyến ĐSĐT Thủ đô vào năm 2045 lên 14 tuyến, đoạn tuyến, tổng chiều dài khoảng 616,9km.

Như vậy, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển hệ thống ĐSĐT đồng bộ, hiện đại, phấn đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng vào năm 2035 đạt 50 - 55%, sau năm 2035 đạt 65 - 70%.

Để đạt được mục tiêu đó, Hà Nội đã xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định Đề án phát triển tổng thể ĐSĐT Hà Nội với “1 kế hoạch, 3 phân kỳ”.

Phân kỳ 1, từ năm 2024-2030, dự kiến sẽ hoàn thành thi công xây dựng 96,8km ĐSĐT (các tuyến số 2, 3, 5) và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 301km (gồm các Tuyến số: 1, 2A kéo dài, 4, 6, 7, 8 và tuyến kết nối các đô thị vệ tinh: Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai). Nếu đạt được mục tiêu đó, đến năm 2030, ĐSĐT sẽ đảm nhận 7 - 8% sản lượng vận tải hành khách công cộng, có thể vận chuyển được 2,2 - 2,6 triệu chuyến đi/ngày đêm.

Phân kỳ 2, từ năm 2031-2035, hoàn thành đầu tư xây dựng 301km ĐSĐT. Dự kiến sau năm 2030, ĐSĐT sẽ đảm nhận từ 35 - 40% sản lượng vận tải hành khách công cộng, và có thể vận chuyển ược 9,7 - 11,8 triệu chuyến đi/ngày đêm.

Phân kỳ 3, từ năm 2036-2045, hoàn thành đầu tư xây dựng 200,7km các tuyến/đoạn tuyến ĐSĐT được điều chỉnh, bổ sung theo điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô.

Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ĐSĐT Hà Nội đến năm 2035 là khoảng 37,174 tỷ USD. Giai đoạn 2035-2045 cần khoảng 18,252 tỷ USD. Đến năm 2045 cần huy động khoảng 55,426 tỷ USD.

Đây được cho là chiến lược đầy tham vọng, cùng với “thành phố hai bên sông Hồng”, thì ĐSĐT cũng được coi là “kỳ tích” nếu thành công.

Cần chính sách thực sự đột phá

Về tổ chức quản lý, giai đoạn đầu tiếp tục áp dụng mô hình 2 đơn vị. Thứ nhất là Ban Quản lý ĐSĐT (MRB) có chức năng, nhiệm vụ: lập, quản lý quy hoạch ĐSĐT; chuẩn bị đầu tư, triển khai xây dựng các tuyến ĐSĐT; quản lý sử dụng đất, kiểm soát phát triển đô thị trong khu vực TOD theo quy hoạch được duyệt. Thứ hai là Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng ĐSĐT.

Sau giai đoạn đầu, khi hai đơn vị đã có kinh nghiệm hơn trong việc đầu tư xây dựng ĐSĐT theo mô hình TOD (phát triển đô thị lấy định hướng, phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán); hình thành được đội ngũ nhân sự chất lượng cao; tự chủ được kinh phí hoạt động thường xuyên; và chủ động được một phần nguồn vốn đầu tư xây dựng đường sắt đô thị... Hà Nội sẽ xem xét, chuyển đổi sang mô hình chỉ gồm một đơn vị duy nhất (là doanh nghiệp Nhà nước) thực hiện toàn bộ việc đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành ĐSĐT và phát triển đô thị theo định hướng TOD.

Đề án phát triển tổng thể hệ thống ĐSĐT Thủ đô đã được tập thể ban lãnh đạo Hà Nội thông qua. Bộ GTVT đã tổng hợp, xin ý kiến các bộ, ban, ngành Trung ương, làm cơ sở hoàn thiện Đề án.

Giới chuyên gia cho rằng, để thành công cần có cơ chế vượt trội, phân cấp phân quyền mạnh mẽ, khẩn trương xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ để chủ động cung cấp các vật tư, vật liệu thay thế cho duy tu bảo dưỡng hệ thống ĐSĐT.

Hà Nội cũng cần hợp tác với các công ty quốc tế là những đơn vị đã cung cấp sản phẩm trong quá trình xây dựng dự án, để sản xuất các linh kiện và thiết bị ngay tại địa phương, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Việc sản xuất các linh kiện và thiết bị trong nước giúp giảm chi phí và thời gian chuyển giao công nghệ, đồng thời tăng cường khả năng kiểm soát chất lượng ngay tại nhà máy, trước khi xuất xưởng.

“Giao thông thông minh, thành phố thông minh”

Cùng với Đề án ĐSĐT, Hà Nội cũng đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” hướng đến giải quyết các hạn chế hiện nay và xây dựng hệ thống giao thông thông minh và hiện đại trên địa bàn.

Tại kỳ họp thứ 19 mới đây, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI (nhiệm kỳ 2021-2026) đã chính thức thông qua Đề án này (Nghị quyết 50). Theo đó, ngay trước mắt, năm 2025, Hà Nội sẽ hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của thành phố. Về tổng thể, Đề án tiến hành theo 3 giai đoạn:

-Giai đoạn 1 (2025-2027): Xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông thành phố Hà Nội. Trung tâm sẽ bao gồm bộ phận quản lý giao thông thông minh, ban đầu triển khai 9/12 chức năng như: giám sát giao thông, cung cấp thông tin giao thông, điều khiển giao thông, hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, quản lý giao thông công cộng, quản lý đỗ xe, quản lý sự cố, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, và quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.

-Giai đoạn 2 (từ năm 2028-2030): Sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của 9 chức năng trong giai đoạn 1 và hoàn thiện đủ 12 chức năng, bao gồm quản lý vận tải, thu phí nội đô, và mô phỏng giao thông. Toàn bộ các hoạt động quản lý và điều hành giao thông sẽ được tích hợp vào trung tâm.

-Giai đoạn 3 (từ sau năm 2030): Hướng đến nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống, đồng bộ với sự phát triển hạ tầng giao thông, tạo điều kiện cho di chuyển thông minh trong thành phố thông minh. Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trong những đô thị có hệ thống giao thông tiên tiến ngang tầm khu vực.

Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển hệ thống giao thông thông minh thì cũng cần huy động một nguồn lực đầu tư lớn và liên tục.

Ông Nguyễn Phi Thường - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, cho biết theo quy hoạch định hướng phát triển Thủ đô trong thời gian tới, đến năm 2030, Hà Nội có quy mô dân số 12 triệu người, diện tích đất xây dựng đô thị 90.000 ha; đến năm 2045 dân số 14,6 triệu người, diện tích đất xây dựng đô thị 120.000 ha.

Trong sự phát triển đó, việc triển khai Đề án “Giao thông thông minh” là vô cùng cần thiết vì hệ thống giao thông thông minh chính là một trong những trụ cột quan trọng nhất đưa Hà Nội trở thành đô thị thông minh, phát triển bền vững, văn minh, hiện đại trong tương lai.

Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, thành phố hiện hơn có 1,1 triệu ô tô, 6,7 triệu xe máy. Trung bình mỗi năm, Hà Nội tăng thêm 200.000 người, ô tô tăng khoảng 10%, xe máy tăng 3%. Trong khi đó, diện tích đất dành cho giao thông đạt 12% và 1,5% diện tích đường cho 1km2. Vì thế, ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp.

Theo chuyên gia quản lý đô thị Phan Trường Thành, giao thông thông minh là việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công tác tổ chức quản lý, điều hành hệ thống giao thông, là yếu tố then chốt tạo nên hệ thống giao thông bền vững; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, bảo vệ môi trường.

Còn theo Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đỗ Việt Hải, thành phố sẽ đẩy nhanh việc triển khai hệ thống thông minh nhằm hạn chế tối đa tình trạng ách tắc giao thông, cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khói bụi từ phương tiện di chuyển. “Chúng tôi sẽ áp dụng các giải pháp như: sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin để triển khai nhanh chóng hệ thống giao thông thông minh” - ông Hải nói và thêm rằng sẽ áp dụng thẻ vé thông minh liên thông từ ngày 1/1/2025.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 22/12/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV