tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Áp lực chuyển đổi số với các cơ quan báo chí

Chia sẻ: 

17/06/2021 - 20:12:00


  Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu với các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, các nền kinh tế và tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó báo chí, truyền thông cũng không là ngoại lệ.
 
 

Cơ sở của việc chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí ở Việt Nam

Cùng với xu thế tất yếu của các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển như nước ta, đều đang đứng trước cả thời cơ và thách thức: Hoặc vượt lên hoặc tụt hậu, sẽ bị bỏ lại ngày càng xa nếu không kịp thời nắm bắt và triển khai chuyển đổi số (CĐS). Chính vì thế, ngày 3/6/2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030” xác định CĐS là quá trình tất yếu của Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng.

CĐS đã luôn là đề tài nóng tại các hội nghị trên toàn thế giới trong nhiều năm qua và đặc biệt đại dịch Covid-19 cũng là “cú hích 100 năm cho chuyển đổi số” như cách nói của Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, tất cả các tổ chức, cá nhân, các quốc gia phải ra sức ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động để giảm thiểu các tác động xấu của đại dịch.

Trong lĩnh vực báo chí, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 362/QĐ-TTg về “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến 2025” thì các CQBC sẽ phải tự chủ, Nhà nước chỉ đầu tư cho các cơ quan báo chí (CQBC) chủ lực và đặt hàng các kênh, chương trình thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, ngoài ra Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do đó áp lực về tự chủ tài chính, cắt giảm nhân lực và nhu cầu của công chúng trong kỷ nguyên số ngày càng cao đang thúc đẩy các CQBC phải CĐS.

Chuyển đổi số là gì?

CĐS không có nghĩa là chỉ đầu tư một hệ thống máy tính, với các phần mềm chuyên dụng phục vụ một hoặc nhiều công việc cụ thể của cơ quan, đơn vị như: phần mềm kế toán, phần mềm thiết kế đồ họa, tính toán kết cấu xây dựng... hoặc trong các đài phát thanh truyền hình dùng máy tính để biên tập âm thanh, hình ảnh thay vì phải biên tập cắt ghép trên băng từ như trước đây hoặc đưa nội dung âm thanh, hình ảnh, chữ viết lên trang web. Đó mới chỉ là số hóa (SH) một hoặc một số công đoạn trong một dây chuyền sản xuất, tuy nhiên, việc SH các công đoạn như vậy là cơ sở cho việc CĐS.

CĐS (digital transformation) là quá trình chuyển đổi từ việc vận hành một mô hình truyền thống sang vận hành một mô hình số với việc ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI)… phối hợp, bổ trợ cho nhau một cách nhịp nhàng để tạo ra một kết quả tối ưu nhất. Nó tạo ra sự đổi mới căn bản, toàn diện các hoạt động tác nghiệp và vận hành của CQBC, nó mang đến cho phóng viên, biên tập viên những tiện ích chưa từng có trong các mô hình truyền thông truyền thống.

Vì vậy, CĐS không đơn giản chỉ là quá trình SH và nâng cấp mức độ ứng dụng công nghệ thông tin mà đây là một bước ngoặt, bước phát triển tạo nên sự đột phá to lớn trong các hoạt động báo chí để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của công dân số trong một chính phủ số,  xã hội số và nền kinh tế số.

Quá trình CĐS đòi hỏi các CQBC phải xây dựng được tòa soạn hội tụ làm trung tâm, có sự thống nhất giữa các bộ phận: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử đối với các CQBC có đủ 4 loại hình như Đài TNVN. Việc hội tụ thể hiện cả về kết cấu sắp xếp vị trí chỗ ngồi, đến phân cấp phân quyền lãnh đạo các đơn vị, cho đến thiết lập các nền tảng quản trị nội dung hội tụ.

Lợi ích của việc chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí

Khi thực hiện việc CĐS sẽ tối ưu hóa các công đoạn sản xuất tin bài, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, thông tin nhanh, nhạy hơn, hấp dẫn hơn và đặc biệt tòa soạn có thể biết được công chúng muốn nghe gì, xem gì để đáp ứng, từ đó sẽ thu hút công chúng, nâng cao uy tín vị thế của CQBC, làm tăng nguồn thu và khả năng tích lũy. Khi CQBC đã xây dựng được một hình ảnh, uy tín vị thế trong lòng công chúng, thì ngoài việc thu quảng cáo, các CQBC còn có thể thu phí người nghe/xem với các chương trình theo yêu cầu.

Khi có nguồn thu tốt sẽ quay trở lại tái đầu tư, mở rộng, nâng cấp thiết bị, công nghệ và nâng cao được đời sống của người lao động, tiến tới việc giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN. Cũng vì thế mà người lao động ở mỗi lĩnh vực có cơ hội phát huy năng lực của mình để các chương trình ngày càng hấp dẫn hơn với tất cả các phân khúc công chúng, đưa thương hiệu của CQBC ngày càng cao hơn với đồng bào ở mọi vùng miền trong cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

Nhờ việc CĐS mà các công cụ và phương tiện truyền thông hiện đại được kết nối với nhau, tạo nên sự bùng nổ của hàng loạt các ứng dụng thông tin - giải trí dưới dạng đa phương tiện trên OTT và mạng xã hội (MXH),  tạo ra những nhu cầu và thói quen mới trong cách tiếp nhận thông tin của công chúng, khác với công chúng trước đây họ chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều, còn hiện nay họ có quyền lựa chọn những cái gì họ cần nghe/xem, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, có thể tương tác và lên sóng cùng với “nhà đài”.

Trên môi trường trực tuyến hiện nay, có hàng loạt những mâm cỗ đầy ắp những thông tin hấp dẫn mời chào, công chúng chỉ có vài giây để quyết định lựa chọn món ăn nào cho mình, đây cũng là điều khó khăn với các nhà báo trong giai đoạn hiện nay. Trong dòng chảy cuồn cuộn của thông tin số, các sản phẩm báo chí muốn được công chúng đón nhận phải đa dạng và hấp dẫn, chứa đựng hàm lượng thông tin cao nhưng lại phải nhanh và đúng định hướng, đáp ứng nhiều phân khúc công chúng trong xã hội.

Muốn đạt được điều đó thì công nghệ và sự kết nối số đóng vai trò quyết định, trong đó công nghệ số hiện nay đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các CQBC, như vậy CĐS chỉ còn là vấn đề nguồn vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có thể sử dụng tốt phương tiện tác nghiệp và năng lực báo chí đa phương tiện. Khi thực hiện việc CĐS, chúng ta còn có điều kiện để phát triển sản phẩm nội dung số, truyền thông số, quảng cáo số, thương mại điện tử, bảo đảm an ninh mạng, chống nạn tin giả luôn thách thức từ MXH đối với báo chí chính thống trong việc cung cấp thông tin.

Cũng nhờ sự ứng dụng của công nghệ số mà các phóng viên, biên tập viên có thể làm được những điều mà trước đây tưởng như không thể như phim trường ảo, phỏng vấn từ xa với những nơi mà phóng viên không thể tiếp cận hiện trường như trong bão lũ ở miền Trung vừa qua hoặc những nơi động đất, chiến trường ác liệt, các hình ảnh trên mặt trăng... nhưng phóng viên vẫn thể hiện như đang đứng tại hiện trường, tạo nên những hình ảnh hấp dẫn và sinh động hơn với khán thính giả. Hoặc như ở Đài TNVN có thể dùng ứng dụng AI để dựng lại giọng đọc của những nghệ sĩ đã đi vào huyền thoại một thời như NSƯT Tuyết Mai, Kim Cúc, Việt Hùng, Trịnh Thị Ngọ, Hà Phương... để đọc tự động các chương trình “Đọc truyện đêm khuya”, “Đọc truyện dài kỳ”, đọc các bản tin mà không cần đến phát thanh viên… vừa dựng lại được ký ức của một thời với các thế hệ công chúng, vừa giảm bớt được biên chế trong lúc đang phải tinh giản như hiện nay.

Các cơ quan truyền thông phải làm gì để chuyển đổi số

Nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc CĐS nhưng nhiều CQBC không biết bắt đầu từ đâu?

Điều đầu tiên CĐS đòi hỏi sự đổi mới trong cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động của các CQBC. Cần có chiến lược CĐS của nền báo chí ở tầm vĩ mô trong cả nước, sau đó đến từng cơ quan báo chí. Theo mô hình truyền thông hiện đại ngày nay, các CQBC cần xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ và CQBC đa phương tiện, lấy tòa soạn hội tụ làm trung tâm, tạo sự thống nhất giữa các bộ phận báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Sản xuất nội dung báo chí chất lượng cao, ứng dụng công nghệ Big Data, IoT, AI để tạo ra các trải nghiệm hấp dẫn cho công chúng...

Báo chí tận dụng quá trình SH để có những sản phẩm báo chí chất lượng, với độ tin cậy cao, tạo những tiện ích tốt nhất cho độc giả trong tiếp cận, sử dụng thông tin, lan tỏa và chiếm thế thượng phong trên không gian thực và không gian mạng, trở thành dòng thông tin chủ lưu quan trọng trong đời sống xã hội.

Để làm được các yêu cầu nói trên cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực báo chí đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh CĐS hiện nay. Dù thiết bị công nghệ hiện đại đến bao nhiêu, nhưng để thực hiện được vai trò của báo chí trước các vấn đề cấp bách của xã hội thì yếu tố quyết định vẫn chính là con người.

Về mô hình CĐS cho một CQBC thì có rất nhiều trên thế giới, nhưng do điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội, thể chế chính trị, nhu cầu và thói quen của công chúng ở mỗi nước rất khác nhau nên chúng ta không thể bê nguyên một mô hình nào về áp dụng ở nước ta. Chính vì vậy, Bộ TT-TT đã xây dựng một chương trình hỗ trợ CĐS cho các cơ quan báo chí, gồm có 3 nền tảng:

Một là, nền tảng quản lý tòa soạn điện tử. Nền tảng này cho phép xây dựng tòa soạn hội tụ công nghệ hiện đại, đưa toàn bộ nghiệp vụ báo chí lên môi trường số, bao gồm các hoạt động quản lý quy trình xuất bản, quản trị nội bộ của tòa soạn, hoạt động tương tác hai chiều với bạn đọc, đo lường số lượng người đọc, ứng dụng công nghệ, trình bày nội dung và sẵn sàng cho mô hình thu phí của báo điện tử trong một tương lai gần.

Hai là, nền tảng phân tích thông tin, dư luận trên mạng xã hội. Nền tảng này sẽ giúp các cơ quan báo chí nắm bắt kịp thời thông tin, dư luận xã hội, nhờ đó nhận biết được nhu cầu thông tin của công chúng, từ đó có tin bài đáp ứng đúng mong muốn của người đọc, đúng thời điểm người đọc cần.

Ba là, nền tảng hỗ trợ phòng chống tấn công và ứng cứu khẩn cấp cho hệ thống thông tin của các CQBC, nền tảng này nhằm tạo lá chắn, bảo vệ hoạt động trên môi trường số cho CQBC. Bộ TT-TT sẽ hỗ trợ các cơ quan báo chí giám sát từ xa, cảnh báo sớm các nguy cơ mất an toàn thông tin cho các hệ thống.

Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện CĐS trong các CQBC Việt Nam

Bên cạnh những thuận lợi cho việc CĐS với các CQBC ở Việt Nam như: Cơ chế chính sách khuyến khích, hạ tầng viễn thông tốt, được thừa hưởng công nghệ hiện đại và kinh nghiệm CĐS của các hãng truyền thông lớn trên thế giới, tỉ lệ công chúng sử dụng thiết bị thông minh cao thì báo chí còn phải đối mặt với một loạt những khó khăn như: Nạn fake news  tràn lan, dễ làm mất uy tín, ảnh hưởng đến thương hiệu của một CQBC; Thường xuyên phải đối mặt với tấn công mạng dưới nhiều hình thức như DDos, Fishing, tấn công có chủ đích với số lượng ngày càng nhiều hơn, với những thủ đoạn tinh vi hơn; Thị phần công chúng bị cạnh tranh, miếng bánh nguồn thu quảng cáo bị chia sẻ nhiều với MXH. Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng, đa chiều, phức tạp, khó dự báo trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở trong nước và quốc tế... đòi hỏi các nhà báo cần có “tiếng nói” kịp thời, trung thực, tỉnh táo trong một trường thông tin thực, ảo lẫn lộn… Do đó đòi hỏi các nhà báo phải có đủ năng lực chuyên môn về đa phương tiện và bản lĩnh chính trị thật vững vàng thì mới đáp ứng được nhu cầu trong môi trường hiện nay.

Một khó khăn tiếp theo nữa là NSNN dành cho các CQBC giảm dần, để tăng nguồn thu trong môi trường truyền thông mới đang cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay là những khó khăn rất lớn với tất cả các CQBC ở Việt Nam.

Tuy nhiên, việc CĐS sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong đó có cả việc tăng nguồn thu cho các CQBC nhưng khi CQBC này CĐS thì các CQBC khác họ cũng CĐS, do đó để tăng nguồn thu thì việc CĐS mới chỉ là “điều kiện cần”, còn “điều kiện đủ” phải có một cơ chế quản lý minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, có cơ chế tự đào thải, tạo môi trường làm việc tốt, thu hút được lao động chất lượng cao, cùng nhau nâng cao uy tín và vị thế của CQBC trong lòng công chúng trong cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

Nếu làm được như vậy thì không những các CQBC sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao mà vẫn có một nguồn thu tốt. Quy luật “cá lớn nuốt cá bé” trước đây không còn hoàn toàn đúng trong môi trường truyền thông số hiện nay nữa, mà hiện nay ai nhanh người đó sẽ thắng, có thể các Startup sẽ thắng cả một CQBC lớn nếu CQBC đó không biết tận dụng cơ hội, CĐS là tất yếu nhưng phải đúng thời điểm và có một hướng đi đúng, phù hợp với xu thế hiện nay và phù hợp với khả năng của mình.

Việc cạnh tranh giữa các loại hình truyền thông với nhau, giữa các CQBC với nhau trong thời gian tới sẽ diễn ra quyết liệt hơn, có những CQBC sẽ đạt tới đỉnh cao của nó, nhưng cũng có những CQBC không tiếp tục đứng vững được trên môi trường báo chí hiện nay, đó cũng là quy luật chung của thị trường.

Do đó, muốn tồn tại và phát trển thì bắt buộc các CQBC phải có một hướng đi đúng, đúng thời điểm, đúng lộ trình và lựa chọn phương thức CĐS phù hợp với điều kiện và khả năng của chính mình. Riêng với Đài TNVN thì ngoài các chương trình thông tin giải trí, còn các chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị với đặc thù riêng của nó, còn phục vụ số lượng lớn công chúng là đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, đây là những khu vực còn rất nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, địa lý, mặt bằng dân trí, thiếu vắng những thông tin chính thống,  cũng chính vì thế mà những khu vực này thường xuyên bị các đối tượng thù địch lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc nói xấu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chế độ ta nên vẫn phải cần được sự bao cấp từ NSNN./.

Thạc sĩ Vũ Hải Quang - Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV