tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Báo chí và sứ mệnh “Phò chính trừ tà” 

Chia sẻ: 

21/06/2021 - 17:35:00


“Là người có hơn nửa thế kỷ trực tiếp viết báo và gắn bó với báo chí, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu hơn ai hết sức mạnh và giá trị của báo chí với cách mạng, với đời sống. Với Người, bên cạnh nhiệm vụ truyền tải thông tin, “Phò chính trừ tà” phải được xác định là sứ mệnh đặc biệt của những người làm báo” - GS, TS Hoàng Chí Bảo cho hay.

GS, TS Hoàng Chí Bảo đến với chúng tôi vào đúng những ngày người làm báo trên cả nước tưng bừng kỉ niệm 96 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Cuộc trò chuyện với ông tạo bất ngờ với nhiều người, bởi có những câu chuyện về Bác lần đầu tiên mọi người được biết tới. Không ít câu chuyện chúng tôi đã từng biết, nhưng qua cách dẫn dắt của GS, TS Hoàng Chí Bảo…, những lớp lang hấp dẫn và ý nghĩa của câu chuyện đã được mở ra rộng hơn, sâu sắc hơn…

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn nửa thế kỷ gắn bó với báo chí với hàng nghìn bài báo được đăng tải
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn nửa thế kỷ gắn bó với báo chí với hàng nghìn bài báo được đăng tải

Đặc biệt với những câu chuyện liên quan đến quá trình làm báo của Bác Hồ, thêm một lần nữa, GS, TS Hoàng Chí Bảo đã giúp những người làm báo hiểu hơn về tư tưởng và phong cách của Nhà báo vĩ đại – Hồ Chí Minh; từ đó ý thức hơn về trách nhiệm cũng như trân trọng công việc làm báo mà chúng tôi đang gắn bó.

Theo GS, TS Hoàng Chí Bảo, suốt hơn nửa thế kỷ gắn bó với báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có trên 2.000 bài viết với 169 bút danh khác nhau đăng ở nhiều tờ báo trong và ngoài nước, bằng tiếng Việt, Pháp, Hán, Nga, Anh… Trong khi viết báo, Bác rất chú trọng hai phương châm xây và chống: Xây cái tích cực và chống cái tiêu cực. Cụ thể, Bác nói, báo chí đưa tin cần khách quan, trung thực nhưng phải cân nhắc giữa cái lợi và cái hại. Bác quan niệm: Cái gì lợi cho Tổ quốc, nhân dân - cái đấy là chân lý. Người viết báo phải biết lấy lợi ích tối cao của Tổ quốc, nhân dân làm chuẩn, làm điểm tựa để chọn lọc thông tin cho chính xác…

Rèn luyện tri thức, ý thức và bản lĩnh là yêu cầu không thể thiếu đối với người làm báo
Rèn luyện tri thức, ý thức và bản lĩnh là yêu cầu không thể thiếu đối với người làm báo

Trong nhiều lần nói chuyện với giới báo chí, Bác luôn dùng một câu ngắn gọn để nói về nhiệm vụ của nhà báo, đó là “Phò chính trừ tà” – Xem đây như một lời tuyên ngôn về nghề nghiệp, về sứ mệnh của nhà báo. Trong đó, “phò chính” là phục vụ lẽ phải, đạo lý, chân lý, bảo vệ dân tộc, đứng về phía sự thật. “Trừ tà” là lên án những gì gian dối, xảo quyệt, ác độc trái với đạo đức, văn hoá, thuần phong, mỹ tục…

Xét trong điều kiện thời đại bùng nổ thông tin số như hiện nay, tư tưởng này của Bác vẫn vô cùng giá trị. Bởi thực tế, con người ngày nay dường như chết chìm trong biển thông tin vô bờ, nhưng vẫn luôn có cảm giác đói khát về trí tuệ, khó phân biệt được đâu là thông tin chân chính, bản chất, đúng sự thật. Nhà báo cũng không ngoại lệ.

Với vai trò, chức năng của mình, nhà báo giờ đây được tiếp cận rất nhiều luồng thông tin phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, đôi khi vì áp lực thời gian, thiếu kinh nghiệm, hoặc chạy theo mục đích giật gân, câu khách… không ít nhà báo đã đưa thông tin sai lệch, không chính xác, thông tin một chiều bất lợi cho cộng đồng, đất nước; đi trái với các giá trị nhân văn, các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại, nhất là trong nền tảng kĩ thuật số hiện nay - thông tin có sức lan toả vô cùng nhanh chóng. Nói cách khác, câu chuyện thông tin giờ đây không chỉ dừng ở địa hạt trí thức, mà nó đã lan sang địa hạt đạo đức và luật pháp. Chỉ cần lơ là việc rèn luyện tri thức, ý thức và bản lĩnh… là nhà báo có thể trở thành người tiếp tay, nhân rộng cho những điều sai trái; những thông tin chưa được kiểm chứng.

“Bác Hồ không chỉ cẩn thận trong từng câu, chữ khi viết báo; ngay cả việc khen thưởng, tặng Huy chương cho “Người tốt - việc tốt” mà báo chí ca ngợi Bác cũng rất cẩn trọng. Người thường đánh dấu chéo vào những bài báo nêu gương; yêu cầu văn phòng xác minh người thực, việc thực rồi báo cáo để Bác kịp thời động viên, khen thưởng… Bởi theo Bác, tin tức đưa có đúng, có chính xác thì việc Bác khen thưởng mới có ý nghĩa” – GS, TS Hoàng Chí Bảo chia sẻ về một hành động nhỏ, nhưng cho thấy cách hành xử rất đáng học tập từ Người cha già của dân tộc…

Học Bác, người làm báo phải tôn trọng sự thật và bảo vệ cho chính nghĩa
Học Bác, người làm báo phải tôn trọng sự thật và bảo vệ cho chính nghĩa

Cũng theo GS, TS Hoàng Trí Bảo, gần 40 năm nghiên cứu về Bác, ông nhận ra rằng: Bên cạnh việc thông tin khách quan, trung thực, đặt lợi ích Quốc gia dân tộc lên trên hết…, với Bác, viết báo, làm báo còn thể hiện sự ứng xử - hiểu rộng ra là ứng xử với thời đại, nhân tình thế thái. Trong đó, Bác đặc biệt coi trọng sự chân thành, Người cho rằng: “Ứng xử không có gì bằng sự chân thành” và “Thành thật là con đường ngắn nhất để từ trái tim động đến trái tim”.

Minh hoạ cho nhận định này, GS, TS Hoàng Chí Bảo nhắc đến lá thư Bác viết cho tù binh, hàng binh Âu Phi năm 1951 - trước khi những người này được hồi hương. Trong thư Bác viết: “Các bạn của tôi, ngày mai các bạn lên đường về nước, chắc các bạn rất hài lòng vì sắp gặp lại người thân của mình và các bạn cũng từ bỏ được một địa vị không lấy gì làm vẻ vang - địa vị lính thực dân xâm lược làm bia đỡ đạn. Những ngày các bạn ở với chúng tôi, dù chúng tôi rất khó khăn thiếu thốn, nhưng đã cố gắng đến mức cao nhất để chăm sóc các bạn một cách tốt nhất. Nhưng chắc các bạn vẫn còn nhiều điều không hài lòng, mong các bạn thông cảm cho khó khăn của chúng tôi. Cái chính là kẻ thù, đế quốc thực dân đang ngăn cách chúng ta. Các bạn trên đường về nước hãy tỏ ra là những thanh niên chân chính để giữ mãi thiện cảm tốt đẹp trong tâm trí của Việt Nam… Trong số các bạn thế nào cũng có người có cha mẹ, vợ con, người thân. Khi về nước, các bạn cho Chính phủ, cá nhân tôi và nhân dân Việt Nam gửi lời hỏi thăm họ!

Xin vĩnh biệt các con của tôi!”.

Rõ ràng, chỉ bằng những dòng thư ngắn gọn, xúc tích, đi thẳng vào vấn đề nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vừa thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, vừa tranh thủ binh vận, địch vận, nhân đó tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Đặc biệt, chỉ bằng lời chào thân thiện “Xin vĩnh biệt các con của tôi!”, Bác đã bày tỏ mong muốn không bao giờ tái diễn chiến tranh xâm lược. Bởi hoà bình mới chính là khát vọng, là đạo lý của chúng ta.

“Một bức thư nhỏ nhưng hàm chứa tầm cao tư tưởng, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh trong truyền tải thông tin. Đây cũng chính là những giá trị trường tồn mà báo chí, các nhà báo cách mạng phải thấm nhuần, không ngừng học hỏi và trau dồi, để mỗi bài viết, mỗi tác phẩm báo chí thực sự là những thông điệp gửi đến cuộc đời” - GS, TS Hoàng Chí Bảo nhắn nhủ.

Hoàng Mai

Theo Báo Công thương
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV