tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Bao giờ đại dịch Covid-19 kết thúc?

Chia sẻ: 

19/09/2021 - 20:37:00


Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Vào thời điểm đó, khoảng 118.000 người đã mắc bệnh ở 114 quốc gia, trong đó có khoảng 4.300 người tử vong.

 

Bao giờ đại dịch Covid-19 kết thúc?
Người dân đeo khẩu trang gần Quảng trường Thời đại (Mỹ). Ảnh: EPA.

Tới nay, với biến thể Delta, thế giới vẫn tiếp tục phải chống trả dịch bệnh. Vậy, bao giờ đại dịch Covid-19 mới chấm dứt? Ngày 30/7/2021, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong một cuộc họp báo rằng, chúng ta có thể ngăn chặn dịch bệnh này, xét nghiệm và điều trị nó. Tuy nhiên, người đứng đầu WHO cũng thừa nhận thế giới “vẫn còn một chặng đường dài để đạt được mục tiêu này”.

Vào trung tuần tháng 9, trong bối cảnh nhiều quốc gia đã “mở cửa” chung sống với SARS-CoV-2 thì cũng có nhiều quốc gia vẫn phải oằn mình trước sự tàn phá dữ dội của biến thể Delta. Người ta đặt câu hỏi: Trong vòng 6 tháng tới, bức tranh Covid-19 trên thế giới liệu sẽ tươi sáng hơn?

Vấn đề gây tranh cãi

Giáo sư Marine Marfine - chuyên gia hàng đầu dịch tễ học Mỹ nói với Reuters rằng đại dịch Covid-19 chỉ kết thúc khi ít nhất 70% dân số toàn cầu được tiêm đầy đủ vaccine. Mà muốn đạt tới con số đó thì cần rất nhiều thời gian.

Giáo sư Marine cho rằng, khái niệm “kết thúc đại dịch” vẫn là vấn đề tranh cãi, vì rằng hầu hết các loại dịch từng xảy ra thường kéo rất dài, cả hàng chục năm và rồi nó trở thành “bệnh đặc hữu” khi số ca nhiễm giảm đi và số người chết cũng ít.

Tương tự, Bloomberg dẫn lời Tiến sĩ Lone Simonsen - nhà dịch tễ học tại Đại học Roskilde (Đan Mạch), rằng cuộc chạy đua giữa tiêm chủng và các làn sóng lây nhiễm dẫn đến sự xuất hiện của biến thể mới sẽ chưa thể kết thúc cho đến khi “SARS-CoV-2 lây lan rộng hơn những gì chúng ta đang chứng kiến”.

“Trong quá khứ từng có niềm tin rằng virus sẽ tự suy yếu theo thời gian, nhằm tránh loại bỏ số lượng vật chủ. Nhưng đây có thể là một quan điểm sai lầm. Mặc dù các biến thể mới không phải lúc nào cũng nguy hiểm hơn những biến thể trước đó, nhưng trên thực tế, các đại dịch đều có thể diễn biến xấu đi theo thời gian do virus thích ứng tốt hơn với vật chủ mới”- bà Simonsen nói.

“Tôi nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến một đợt gia tăng khác vào mùa đông”-Tiến sĩ Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chính sách về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, đồng thời là cố vấn của Tổng thống Mỹ Joe Biden - đưa ra dự báo và thêm rằng vấn đề quan trọng là các đợt bùng dịch sẽ lớn như thế nào và cách nhau bao lâu.

Như vậy là câu hỏi bao giờ đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc? vẫn chưa nhận được trả lời từ giới chuyên gia y tế. Nhưng nhìn chung, nhiều ý kiến cho rằng Covid-19 chưa thể kết thúc trong vòng 6 tháng nữa (tính từ tháng 9/2021), tuy rằng tình hình đại dịch sẽ dịu lại khi phần lớn người dân có khả năng miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc do từng mắc bệnh.

Erica Charters, Phó Giáo sư về lịch sử y học tại Đại học Oxford, nói với Blooberg rằng, đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc vào những thời điểm khác nhau ở những nơi khác nhau. “Các nước sẽ phải tự quyết định mức độ sống chung với dịch bệnh mà họ có thể chấp nhận được”- bà Erica nói và cho rằng trên thực tế vẫn còn một số quốc gia theo đuổi chiến lược “zero-Covid” (đưa số ca mắc Covid-19 về 0), nhưng thực tế là thế giới khó có thể xóa sổ hoàn toàn loại virus này.

“Quá trình kết thúc của đại dịch sẽ không đồng nhất trên toàn cầu. Đại dịch là một hiện tượng sinh học, nhưng nó cũng là một hiện tượng chính trị và xã hội. Ngay cả thời điểm hiện tại, các nước cũng có những cách tiếp cận khác nhau đối với đại dịch”- bà Erica nói.

Bệnh dịch thay vì đại dịch

Tới thời điểm này, không chỉ giới khoa học mà đa số chính phủ các nước đều cho rằng sự kết thúc của đại dịch không nhất thiết đồng nghĩa với việc chấm dứt số ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Theo WHO, đại dịch hiện tại sẽ được tuyên bố kết thúc khi sự lây lan của dịch Covid-19 trên toàn thế giới dừng lại.

“Về việc đại dịch này sẽ kết thúc như thế nào, liệu nó sẽ kết thúc giống như bệnh cúm với những đợt bùng phát nhỏ hay giống như cảm lạnh thông thường ở những nơi nó trở thành một bệnh đặc hữu hay không? Chúng tôi không biết sự lây lan của virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp diễn như thế nào, vì phần lớn sẽ phụ thuộc vào các hành động tập thể của chúng ta cũng như các công cụ tiềm năng, bao gồm vaccine”- WHO cho biết.

Tờ Newsweek dẫn lời nhiều chuyên gia dịch tễ học cho rằng đại dịch Covid-19 có thể sẽ kết thúc, nhưng vẫn sẽ có thêm các ca nhiễm mới. Một kịch bản có thể xảy ra là dịch có thể được kiểm soát trong một khu vực nhất định, nhưng chưa được kiểm soát ở khu vực khác. Khi đó, Covid-19 sẽ trở thành một bệnh dịch thay vì một đại dịch.

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove -Trưởng nhóm kỹ thuật về ứng phó đại dịch Covid-19 của WHO cũng cho rằng “cho dù chúng ta hồi hộp chờ ngày chấm dứt đại dịch nhưng thái độ thực tế hơn chính là xác định Covid-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu, nghĩa là virus không biến mất nhưng nó cũng sẽ không lây lan quá mạnh cũng như không có quá nhiều người thiệt mạng.

“Với các công cụ và liệu pháp phù hợp, thế giới có thể kiểm soát và sống chung với các bệnh đặc hữu” – bà Maria nói.

Tương tự, nói với Politico, Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy cho rằng thành công trước đại dịch Covid-19 không nên được đo lường theo hướng “không có ca nhiễm nào”, thay vào đó, nên hiểu theo hướng “có rất ít ca nhập viện và tử vong”.

Người dân giơ thẻ xanh Covid trước khi vào một buổi biểu diễn tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: Reuters.
Người dân giơ thẻ xanh Covid trước khi vào một buổi biểu diễn tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: Reuters.

“Thẻ xanh Covid”, mở cửa nền kinh tế

Dù rằng các tranh luận vẫn tiếp tục về thời điểm chấm dứt đại dịch Covid-19, nhưng nhiều quốc gia đã quyết định mở cửa khôi phục kinh tế và giảm áp lực xã hội. Ngày càng nhiều quốc gia xem xét sử dụng “thẻ xanh Covid” làm công cụ mở cửa.

“Thẻ xanh Covid” - với tên gọi khác nhau theo từng quốc gia, là tài liệu dưới dạng điện tử hoặc bản cứng giúp chủ sở hữu chứng minh bản thân đã tiêm vaccine Covid-19 hoặc đã bình phục sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Ngay cả khi Chính phủ chưa ra quyết định, nhiều doanh nghiệp ở một số nước đã bắt đầu yêu cầu xuất trình “thẻ xanh Covid”, miễn là chính quyền địa phương không ngăn cản điều này.

Israel, một trong những nước triển khai chương trình tiêm chủng thành công nhất thế giới, lần đầu giới thiệu hệ thống “thẻ xanh” tạm thời vào đầu năm nay. Đây là một mã QR mà người dân có thể xuất trình thông qua ứng dụng trên điện thoại, hoặc in ra để chứng minh tình trạng tiêm chủng của họ, trở thành khuôn mẫu cho hệ thống của hầu hết quốc gia khác.

Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 7 cũng triển khai hệ thống giấy thông hành vaccine, được áp dụng tại toàn bộ 27 quốc gia thành viên cùng Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy và Liechtenstein. Công dân tại các nước này, cùng những người cư trú hợp pháp, có thể in ra giấy hoặc xuất trình bản điện tử của giấy thông hành qua ứng dụng. Trên giấy thông hành có một mã QR duy nhất lưu trữ thông tin cá nhân về tiêm chủng, bình phục hoặc xét nghiệm.

Còn tại Mỹ, một số bang, bao gồm California và New York, đã tạo giấy chứng nhận điện tử, giúp người dân xác nhận hồ sơ tiêm chủng và chuyển thành mã QR trên điện thoại. Nhưng hầu hết địa điểm đòi hỏi bằng chứng tiêm chủng vẫn chấp nhận các hình thức đơn giản hơn, như thẻ giấy ghi ngày tiêm do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cung cấp. Người dân thường chỉ cần xuất trình ảnh chụp thẻ này trên điện thoại là đủ.

Tại Đông Nam Á, Singapore đã trở thành quốc gia tiên phong “mở cửa” khi hơn 3/4 dân số đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vacine.

Việc nhìn lại các đại dịch trong quá khứ có thể giúp chúng ta hình dung phần nào về những diễn biến của đại dịch hiện nay. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhân loại đã trải qua 4 đại dịch cúm kể từ thế kỷ 20 vào các năm 1918, 1957, 1968 và 2009.

Dịch cúm Tây Ban Nha 1918 - 1920, do virus A(H1N1), đến nay vẫn không rõ nguồn gốc. Số người mắc bệnh: 500 triệu người, tương đương gần 1/3 dân số thế giới lúc đó. Trong khi có tới 20 triệu người chết. Đại dịch này được gọi là cúm Tây Ban Nha bởi báo cáo về những ca mắc đầu tiên xuất hiện trên một vài tờ báo của Tây Ban Nha. Cúm Tây Ban Nha trải qua 4 làn sóng, làn sóng bùng phát đầu tiên vào tháng 3/1918, làn sóng thứ hai vào tháng 9/1918, làn sóng thứ ba vào tháng 1/1919 và làn sóng thứ 4 vào 4 tháng đầu năm 1920. Lần đầu tiên khẩu trang được áp dụng rộng rãi để phòng dịch.

Dịch cúm châu Á 1957 - 1958, do virus A (H2N2), với ít nhất 500 triệu người bị lây nhiễm và ước tính từ 1 đến 4 triệu người tử vong. Y văn thế giới ghi nhận việc triển khai nhanh chóng chiến dịch tiêm vaccine ngừa virus H2N2 đã bắt đầu vào tháng 8/1957 và trở nên rộng rãi hơn vào tháng 10/1957. Cùng với đó, việc phát minh ra thuốc kháng sinh điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn thứ phát cũng đã kiềm chế sự lây lan và nguy cơ tử vong của đại dịch.

Cũng như virus gây nên dịch cúm Tây Ban Nha, sau khoảng 2 năm, virus gây nên cúm châu Á đã trở thành bệnh đặc hữu theo mùa và hoàn toàn biến mất sau 11 năm.

Dịch cúm Hong Kong 1968 - 1969, do virus A (H3N2), cũng khiến hơn 1 triệu người tử vong. Việc đi lại bằng đường hàng không của 160 triệu người trong đại dịch đã khiến cho virus lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Các phương pháp điều trị kháng virus và vaccine đã được sử dụng để đối phó với đại dịch.

Dịch cúm gia cầm 2009 - 2010, do virus A (H1N1), với khoảng 700 triệu người bị mắc, hơn 100.000 người tử vong tại 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thuốc kháng virus, cách ly những người đến từ những quốc gia có dịch và đóng cửa trường học là những biện pháp được sử dụng để đối phó.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV