tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Bệnh án điện tử, liệu có khả thi khi cần giấy chuyển tuyến?

Chia sẻ: 

26/12/2024 - 14:54:00


Bệnh án điện tử thuận tiện trong khám chữa bệnh, tiết kiệm thời gian, công sức… nhưng với những bệnh nhân cần giấy chuyển tuyến thì sẽ thực hiện ra sao?
Bệnh án điện tử, liệu có khả thi khi cần giấy chuyển tuyến?
Bộ Y tế vừa có tờ trình Quốc hội dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đề xuất bỏ giấy chuyển viện với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo. Ảnh: Nguyên Hà

Nhiều lợi ích của bệnh án điện tử

Từng thăm khám ở nhiều nơi, trong đó có cả Bệnh viện Bạch Mai, bà Nguyễn Thị Thực (ở Bắc Ninh) khá bất ngờ, hài lòng với lần trở lại này. Chỉ cần quét mã căn cước công dân, các thông tin cá nhân cơ bản và cả bệnh sử đều hiển thị, nhanh chóng được phân luồng, thuận tiện thăm khám.

“Trước khi vào viện, tôi đã xác định tâm lý phải chờ đợi, thủ tục khám chữa bệnh kéo dài, thậm chí cả ngày, nhưng thực tế nằm ngoài kỳ vọng. Mọi thứ rất nhanh, thuận tiện, chỉ khoảng 2 giờ từ thủ tục đến các chỉ định thủ thuật xét nghiệm, chụp chiếu và sau cùng là kết quả đã hoàn thiện. Gần như tất cả các công đoạn đều làm thông qua công nghệ số”, bà Thực chia sẻ.

Chăm người nhà điều trị nội trú tại Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, ông Ngô Văn Minh (Quảng Ninh) bày tỏ hài lòng với việc trải nghiệm bệnh án điện tử: “Mọi thủ tục cũng như các chỉ định, phác đồ điều trị, đơn thuốc tôi đều có thể xác nhận và xem trên máy tính bảng, hoặc điện thoại cá nhân. Lúc đầu còn bỡ ngỡ, song được các y bác sĩ, điều dưỡng hướng dẫn, tôi thấy dễ sử dụng và khá thuận tiện. Thậm chí không chỉ mình tôi, mà các con tôi cũng đều có thể xem, theo dõi được quá trình điều trị”.

Ông Ngô Văn Minh người nhà bệnh nhân ký phiếu thực hiện thuốc và được hướng dẫn theo dõi tình trạng người thân. Ảnh: Nguyên Hà
Ông Ngô Văn Minh - người nhà bệnh nhân - ký phiếu thực hiện thuốc và được hướng dẫn theo dõi tình trạng người thân. Ảnh: Nguyên Hà

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: Với việc áp dụng chuyển đổi số, bệnh án điện tử, thủ tục hành chính không mất nhiều thời gian, các bác sĩ có thể nhanh chóng thăm khám. Các chỉ định đều được làm trên phần mềm. Sau khi kết thúc lệnh, các khoa phòng liên quan đều nhận được thông tin, người bệnh chỉ cần di chuyển đến những vị trí theo chỉ định để được triển khai. Kết quả trả về cho A9 cũng rất nhanh, thậm chí trước cả khi bệnh nhân quay lại phòng khám.

“Người bệnh được chụp lát cắt nào, ngay lập tức chúng tôi nhận được hình ảnh đó trên máy tính của Trung tâm và có thể chẩn đoán luôn. Với những ca bệnh khó, có thể lập tức thảo luận, hội chẩn liên khoa, kịp thời xử trí các tình huống bệnh lý chạy đua với thời gian. Nếu người bệnh cần phải chuyển tiếp đến các khoa điều trị, cũng chỉ cần thao tác trên phần mềm là có thể được tiếp nhận ngay lập tức với đầy đủ thông tin, thay vì phải đợi bệnh án giấy hàng trăm trang chuyển sang bàn giao” - PGS Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - cho hay, từ ngày 1.11.2024, Bệnh viện Bạch Mai tự hào trở thành Bệnh viện hạng đặc biệt của Bộ Y tế triển khai thành công Bệnh án điện tử. Bệnh viện chính thức không sử dụng bệnh án giấy, hoàn toàn chuyển sang sử dụng bệnh án điện tử trong toàn bệnh viện. Mỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận thăm khám từ 8.000 - 10.000 lượt bệnh nhân. Lượng giấy tờ rất nhiều. Là bệnh viện hạng đặc biệt đầu tiên triển khai bệnh án điện tử, Bệnh viện Bạch Mai ước mơ hướng tới bệnh viện thông minh, không giấy tờ.

Chuyển tuyến bằng giấy hay điện tử?

Bộ Y tế vừa có tờ trình Quốc hội dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đề xuất bỏ giấy chuyển viện với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức cho rằng, đã có nhiều kiến nghị bỏ giấy chuyển tuyến giữa các cấp hệ thống cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu bỏ chỉ nên bỏ ở cấp ban đầu, cấp cơ bản. Từ hai cấp này lên cấp chuyên sâu nên có giấy chuyển tuyến.

Ông Thức phân tích, giấy chuyển tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc tóm tắt bệnh án, giúp bác sĩ tuyến trên nắm bắt các triệu chứng, biểu hiện ban đầu, diễn tiến bệnh cũng như quá trình điều trị trước đó của bệnh nhân. Nếu bỏ giấy chuyển tuyến, chỉ trong vòng 1-2 năm, hệ thống y tế cơ sở có thể bị triệt tiêu, dẫn đến nguy cơ "vỡ trận" tại các tuyến chuyên sâu.

Bộ Y tế hiện chỉ đề xuất loại bỏ thủ tục chuyển tuyến trong một số trường hợp đặc biệt, như bệnh hiếm hoặc bệnh hiểm nghèo, nhằm giảm bớt thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân, đồng thời tiết kiệm chi phí cho Quỹ BHYT và giảm gánh nặng chi tiêu cá nhân.

Bà Trần Thị Trang - Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) - cho biết, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để cải cách thủ tục hành chính.

Cụ thể, Bộ sẽ triển khai việc trích xuất và chuyển dữ liệu điện tử một cách đồng bộ, giúp giấy chuyển tuyến và giấy hẹn khám lại được tích hợp trên ứng dụng VNeID. Theo đó, dữ liệu từ cơ sở khám chữa bệnh sẽ được chuyển lên hệ thống chung của BHXH và tiếp tục kết nối sang Bộ Công an.

Nhờ giải pháp này, người dân có thể dễ dàng tra cứu giấy chuyển tuyến và giấy hẹn khám lại ngay trên ứng dụng, giảm bớt các thủ tục hành chính phức tạp.

Theo Lao Động
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 27/12/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV