tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Bệnh viện tiếp nhận nhiều trẻ bị tai nạn, ngộ độc trong 4 ngày Tết

Chia sẻ: 

25/01/2023 - 20:21:00


Trong dịp Tết Nguyên đán, mỗi ngày, Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi T.Ư tiếp nhận khoảng 4-5 ca bị tai nạn, thương tích, ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
 

Bệnh viện Nhi T.Ư thông tin, trường hợp bé N.G.H (3 tuổi), trong khi chơi tại nhà ông bà, trẻ chui vào gầm bàn gấp chơi, trong lúc vui đùa ngực của trẻ bị kẹp giữa hai chân bàn gây ra chẹn vào ngực, không thở được.

Khi người nhát phát hiện bé H đã trong trạng thái tím tái, được gia đình đưa bé đến cơ sở y tế trong tình trạng suy hô hấp, mạch bắt yếu, huyết áp thấp, hôn mê. Khi chuyển tới Bệnh viện Nhi T.Ư, bệnh nhi đã trong tình trạng suy hô hấp phải hỗ trợ thở bằng bóp bóng qua Nội khí quản, hôn mê, huyết áp thấp. Tại khoa Cấp cứu và Chống độc, bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp, sử dụng thuốc trợ tim đảm bảo huyết áp, ổn định tình trạng nguy hiểm ban đầu, sau đó đưa trẻ vào Khoa Điều trị tích cực Nội khoa để thở máy và chăm sóc đặc biệt.

Trường hợp bé L.A (10 tuổi, ở Nghệ An), trong khi đang chơi cùng hai bé khác ở trong vườn nhà ông bà, thấy ống nước màu đỏ, 3 trẻ cùng bẻ ra uống. Sau khi uống khoảng 30 phút bé L.A xuất hiện triệu chứng nôn, lơ mơ, co giật. Trẻ được đưa vào bệnh viện huyện, đặt ống nội khí quản rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi T.Ư. Tại Khoa Cấp cứu và Chống độc, sau khi các bác sĩ xử trí các ban đầu, trẻ được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, xác định là ngộ độc thuốc diệt chuột và được chuyển điều trị tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa. Do không có biện pháp điều trị đặc hiệu ngộ độc thuốc diệt chuột, trẻ đã tử vong sau gần 1 ngày vào viện.

 

BS. Nguyễn Tân Hùng, Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết: “Mỗi ngày, Khoa Cấp cứu và Chống độc thường tiếp nhận khoảng 4-5 ca tai nạn thương tích ở trẻ với rất nhiều hình thái: Vết thương ngoài da, chảy máu, bong gân, gãy xương, chấn thương các tạng, bỏng, đuối nước, ngộ độc, hóc dị vật... Nhất là trong các dịp Tết Nguyên đán hàng năm, số trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích đều tăng cao hơn. Bản thân trẻ nhỏ thường hiếu động, chưa có nhận thức, phản xạ bảo vệ bản thân, hoặc trẻ vị thành niên đang ở giai đoạn thích thể hiện cái tôi cá nhân. Đặc biệt với những trẻ sống ở các đô thị lớn, dịp Tết được cùng gia đình ở các vùng nông thôn với môi trường mới nhiều điều lạ với trẻ, nhưng cũng có nhiều nguy cơ hơn như ao, hồ, cây cối…. Trong khi đó, nhiều khi người lớn vì bận rộn mà lơ là, không giám sát chặt chẽ, khiến trẻ gặp phải nhiều tình huống đáng tiếc gây nguy hại sức khỏe, tính mạng”.

Bác sĩ lưu ý, các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ rất quan trọng trong phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ. “Tùy từng loại tai nạn thương tích mà người lớn có thể áp dụng cách sơ cứu khác nhau. Cụ thể, nếu trẻ không ngừng tim mà có những vết thương chảy máu thì việc đầu tiên là băng bó vết thương, nếu trẻ gãy xương thì cố định xương gãy. Nếu trẻ có dấu hiệu ngừng thở, thiếu oxy, cần kích thích xem trẻ có đáp ứng hay không, có tuần hoàn không; sau đó gọi hỗ trợ từ những người xung quanh; đánh giá đường thở, khai thông đường thở, nếu trẻ không thở thì ngay lập tức thực hiện ép tim, thổi ngạt… Tất cả các tai nạn thương tích ở trẻ, cần được sơ cứu đúng cách và đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời”, BS. Nguyễn Tân Hùng khuyến cáo.

 

Để tránh cho trẻ gặp phải các tình huống nguy hiểm trong kỳ nghỉ Tết, cần chú ý các biện pháp như:

- Không cho trẻ chơi gần các ổ cắm điện, bóng điện. Các ổ cắm điện phải dùng dụng cụ che chắn kỹ lưỡng.

- Sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chế biến an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Để các loại thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ, không nên đựng hóa chất, xăng, dầu, thuốc trong vỏ chai đựng nước uống nhằm tránh nhầm lẫn. Thuốc diệt chuột có hình dáng bên ngoài khá giống với một số loại thạch và nước uống cho trẻ em, do vậy nếu gia đình có dự trữ thuốc diệt gián chuột cần nên được cất giữ cẩn thận.

- Các thuốc điều trị bệnh mạn tính của người trong gia đình như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc tim mạch cần cất giữ cẩn thận, như để trong hộp riêng, có khóa.

 

- Khi trẻ ăn uống, cha mẹ cần quan sát con. Cha mẹ hướng dẫn con ăn chậm, nhai kỹ…; giám sát chặt chẽ khi con ăn các loạt hạt lạc, hạt dưa, hạt bí... ngày Tết; không nên bắt ép trẻ ăn khi đang khóc hoặc để trẻ cười đùa trong khi ăn uống.

- Hướng dẫn trẻ tham gia giao thông an toàn.

- Cần có người lớn giám sắt chặt chẽ khi trẻ chơi ở các khu vực gần ao, hồ, sông, suối, không cho trẻ chơi dưới lòng đường… và các bề mặt trơn trượt.

- Tránh để các đồ vật như thuỷ tinh, vật sắc nhọn... gần tầm tay của trẻ.

- Cần giáo dục cho trẻ biết các mối nguy hiểm từ các động vật xung quanh để biết cách phòng tránh, không trêu đùa với động vật lạ.

Những ngày nghỉ Tết, các gia đình về quê đón Tết, du lịch, hoạt động đi lại, ăn uống, vui chơi diễn ra liên tục. Vì vậy, trẻ nhỏ có thể gặp nhiều nguy cơ tai nạn thương tích trong những ngày Tết như: Bỏng, pháo nổ, hóc dị vật, ngộ độc thực phẩm hoặc hóa chất, té ngã, điện giật, tai nạn giao thông, đuối nước… Do đó, các bậc phụ huynh nên lưu ý đề phòng những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra với con em mình./.

Theo VOV
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị kỷ niệm ngày sinh đồng chí nguyễn lương bằng Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 29/03/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV