tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Cấm xe máy vào nội thành, người dân di chuyển bằng gì?

Chia sẻ: 

02/07/2023 - 15:19:00


UBND TP. Hà Nội mới đây đã phê duyệt đề án phát triển kinh tế đô thi. Trong đó, Hà Nội muốn hoàn thiện đề án phân vùng hạn chế hoạt động, tiến tới cấm hẳn xe máy trên địa bàn nội thành vào năm 2030. Nhưng việc này đang nhận lại nhiều ý kiến trái chiều từ người dân và các chuyên gia.

UBND TP. Hà Nội mới đây đã phê duyệt đề án phát triển kinh tế đô thị. Trong đó, Hà Nội muốn hoàn thiện đề án phân vùng hạn chế hoạt động, tiến tới cấm hẳn xe máy trên địa bàn nội thành vào năm 2030. Nhưng việc này đang nhận lại nhiều ý kiến trái chiều từ người dân và các chuyên gia.

Trước một vấn đề ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, bên cạnh những ý kiến ủng hộ vì một thành phố văn minh, hiện đại, giảm ô nhiễm môi trường… thì nhiều người dân cho rằng Hà Nội đang quá vội vàng khi đặt mốc thời gian đến năm 2030 sẽ dừng hẳn hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận.

Bởi khi nhìn vào thực tế, việc cơ sở hạ tầng chưa được đảm bảo, mạng lưới giao thông công cộng chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như điều kiện kinh tế của người dân còn thấp thì việc thực hiện theo lộ trình đến năm 2030 sẽ cấm xe máy vào nội đô của Hà Nội đang gần như bất khả thi.

 

Vấn đề được nhiều người dân quan tâm là: Vào năm 2030, sau khi cấm xe máy người dân sẽ di chuyển bằng gì? Bởi trên thực tế, trong các năm qua, mặc dù chất lượng hệ thống vận tải hành khách công cộng đã được nâng cao, thế nhưng tỷ lệ vận chuyển chỉ đạt 19%. Xe bus – loại hình vận tải chủ lực vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

Tình trạng chậm chuyến, bỏ chuyến, phóng nhanh vượt ẩu vẫn diễn ra. Năng lực của loại hình bus nhanh – BRT được “đặc cách” với một làn đường riêng sau nhiều năm đưa vào sử dụng vẫn không được đánh giá cao hay chưa muốn nói là không thu hút được người dân.

 

Trong khi đó, dự án METRO Nhổn – Ga Hà Nội vẫn chưa thể hoàn thiện, còn đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đang là “độc tuyến” và hạn chế trong kết nối. Chính những điều này đã làm giảm sự “mặn mà” của người dân với các phương tiện công cộng.

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Phó Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam nhận định: “Chính quyền đô thị phải tạo điều kiện cho người dân, không thể dùng biện pháp hành chính được mà phải dùng biện pháp kinh tế, biện pháo kỹ thuật để giải quyết vấn đề . Cần phát triển hệ thống vận tải công cộng như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, xe bus hết sức thuận tiện thì không ai dại dột gì mà đi xe máy. Chúng ta tạo điều kiện cho người dân thì tự khắc người ta sẽ tựu bỏ phương tiện cá nhân, gây ùn tắc giao thông”.

Theo ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, một trong những nguyên nhân của tình trạng ùn tắc giao thông nội đô hiện nay là số phương tiện tăng nhanh. Thống kê cho thấy, Hà Nội hiện có hơn 10 triệu dân nhưng có 7,8 triệu phương tiện cá nhân, trong đó hơn 1 triệu phương tiện là ô tô. Mỗi năm, Hà Nội tăng từ 4 - 5% phương tiện cá nhân, nhưng quỹ đất dành cho giao thông chỉ tăng 0,28%.

Ông Nguyễn Phi Thường cho biết: “Về giao thông tĩnh chúng ta càng thiếu hơn, quy hoạch giao thông tĩnh về đề án GTVT thủ đô đáng lẽ đến năm 2020 chúng ta phải đảm bảo đâu đó khoảng 3-4% diện tích đất dành cho giao thông tĩnh. Nhưng trên thực tế diện tích đất cho giao thông tĩnh đạt chưa đến 1%, tức là chỉ đáp ứng khoảng 25% so với nhu cầu”.

Theo TS. Phan Thị Mỹ Thanh, Trường Đại học Công nghệ GTVT, từ nay đến năm 2030 có thể chia ra thành các giai đoạn: Đầu tiên cần tăng cường phát triển hệ thống buýt nhỏ trong khu vực lõi trung tâm, sau đó là hạn chế phương tiện cá nhân đi vào khu vực này. Dần dần các phí đỗ xe máy cũng cần cao hơn hẳn thì đối tượng đi xe máy cũng sẽ rất cân nhắc, chứ không chỉ đối tượng hay sử dụng ô tô như hiện nay. Đồng thời trong giai đoạn này cần phải phát triển hệ thống buýt truyền thống để kết nối các tuyến trục trung tâm và vành đai với quy mô đoàn phương tiện lớn và tăng chất lượng dịch vụ để thu hút người dân đi học, đi làm trong phạm vi 10km có thể sẵn sàng sử dụng.

 

TS. Phan Thị Mỹ Thanh nêu ý kiến: “Cần tiếp tục tăng cường hệ thống bus truyền thống đặc biệt bus nhánh và bus gom để mật độ bao phủ dày đặc hơn, bất kỳ người dân đô thị nào cũng có thể tiếp cận tuyến bus gần nhất trong vòng 5-10p đi bộ.

Triển khai rất quan trọng nữa là các bến bus cần tiếp cận phần lớn các trường học, bệnh viện, TTTM, điểm du lịch và hoàn thiện các mạng lưới tìm kiếm bus, có thể xem và đặt lộ trình, thanh toán vé thuận lợi để nhóm người trẻ thực sự thích đi xe bus vì tiện lợi, rẻ và an toàn hơn”.

Quay lại với câu chuyện Hà Nội từng đặt mục tiêu sau năm 2030 phương tiện công cộng sẽ đảm nhận khoảng 45 - 50% nhu cầu đi lại của người dân. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng, các mục tiêu đặt ra liệu có đạt được kết quả như kỳ vọng khi nhìn vào các công trình giao thông như: Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, số hành khách đi tàu tăng nhưng mức độ đóng góp cho giao thông công cộng còn chưa lớn. Tuyến bus nhanh BRT được mang nhiều kỳ vọng nhưng lại chưa phát huy được tác dụng mà ngược lại còn làm gia tăng áp lực giao thông. Hay như dự án METRO Nhổn – ga Hà Nội đến nay vẫn kéo dài thời gian thi công.

Còn nhìn theo chiều hướng tích cực, nếu như đến năm 2030, phương tiện công cộng của Hà Nội đạt được 50% nhu cầu đi lại thì liệu 50% là phương tiện ô tô, xe đạp hay những đôi chân có đảm bảo cho người dân?.

Theo VOV Giao thông
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV