tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Cha mẹ có ‘ngáng đường’ con?

Chia sẻ: 

28/06/2021 - 08:59:00


Hiện đang là thời điểm học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT. Câu chuyện nên chọn trường nào, học ngành gì luôn là câu chuyện nóng bỏng ở trong mỗi gia đình có con cuối cấp. Bố mẹ phải dò dẫm, cố gắng hiểu những thứ quá “xa lạ” như Youtuber, Streamer - một số nghề mới nổi vài năm gần đây…Vậy phải làm sao để tránh được xung đột?

 

 

 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khi con cái lựa chọn điều cha mẹ không muốn

Trong một tọa đàm về hướng nghiệp vừa diễn ra, ông Lê Việt Thọ - Luật sư, Giám đốc điều hành CBS Legal, có con vừa tốt nghiệp lớp 12 chia sẻ: Từ kinh nghiệm cá nhân với con trai, tôi thấy việc xung đột là điều sẽ xảy ra với các tranh luận xoay quanh con muốn làm gì, bố mẹ hướng nghiệp ra sao. Tuy nhiên, tôi không áp đặt con cái mà để con lựa chọn công việc có ý nghĩa với con.

Từ góc nhìn của người vừa bước qua lớp 12, Lê Diệu My - Du học sinh ngành Đạo diễn sân khấu, Đại học New York chia sẻ: Thời điểm tuổi 15-20 của bố mẹ đã hoàn toàn khác xa với tuổi 15-20 bây giờ. Có những công việc chưa xuất hiện cách đây 20 năm nhưng giờ đây lại trở nên phổ biến. Thế giới đang tiếp tục chuyển động và có rất nhiều ngành nghề mới xuất hiện như Youtuber, Streamer…

Phụ huynh phải thực sự hỏi “điều gì từ Youtube khiến con thực sự thích làm”, mới hiểu được động lực với công việc và hướng nghiệp cho con phù hợp. Phụ huynh không nên loại trừ bất cứ nguyện vọng nào của con; thay vào đó hãy cho con trải nghiệm để có nhiều cơ hội lựa chọn cho bản thân.

Theo chia sẻ của anh Phan Minh Đức - cựu Quán quân đường lên đỉnh Olympia, nghiên cứu sinh kinh tế tại Úc, xung đột giữa bố mẹ và con cái trong việc hướng nghiệp diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà bất cứ đâu. Xung đột diễn ra khi một trong hai bên không thể đưa thông điệp mình mong muốn tới đối phương. Sự bất đồng trong việc thấu hiểu diễn ra do sự bất đồng trong quan điểm, kinh nghiệm, mong muốn của hai phía. Đôi khi sẽ cần tác động của một bên thứ ba, người đứng giữa để làm hòa, để giúp học sinh và phụ huynh tìm ra “điểm giao” trong nguyện vọng của cả hai bên. 

Trong nhiều trường hợp, cả phụ huynh và học sinh đều mông lung, học sinh không biết muốn làm gì và phụ huynh không biết hướng nghiệp cho con ra sao.

Theo ThS Nguyễn Vũ Thanh An, tốt nghiệp Đại học Harvard chuyên ngành Khoa học và thực hành phòng ngừa trong giáo dục cho biết: Có nhiều lý do khiến việc định hướng nghề nghiệp khó khăn. Có thể là bạn học sinh giỏi ở nhiều môn, có thể cái gì học sinh cũng thấy không giỏi. Trong trường hợp con không biết mình làm gì, bố mẹ nên trò chuyện thêm với giáo viên trong trường.

Khi “quyết tâm” và “trải nghiệm” đều không có, học sinh sẽ rất vô định. Khi “quyết tâm” nhiều nhưng thiếu “trải nghiệm”, học sinh dễ đưa ra các quyết định bồng bột. Cái đích của việc phát triển là phải giúp học sinh vừa có nhiều trải nghiệm, vừa có quyết tâm cao để đạt tới trạng thái tường minh trong lựa chọn của bản thân.

Trạng thái “tường minh” trên có thể đạt được khi học sinh có thêm trải nghiệm và đầy quyết tâm. Phụ huynh và nhà trường cần phối hợp để đưa đến cho con nhiều hơn các trải nghiệm thực tế - theo bà Thanh An.

Không nên “ngáng đường” con

Ông Lê Việt Thọ cho rằng, để con cái không mông lung, bố mẹ phải dành nhiều thời gian hơn cho con, đồng hành cùng con.

Đồng tình, bà Thanh An cho rằng phụ huynh không nên để con cái đơn độc trên hành trình hướng nghiệp. Tuy nhiên, khi con đã có thể chủ động, tự tìm hiểu, bố mẹ có thể lùi về một bước để hỗ trợ con. Giống như một đứa trẻ tập đi, nếu không buông tay thì con không thể tự đi được. Mong đợi nào của bố mẹ cũng xuất phát từ tình yêu thương con. Lựa chọn đi bên cạnh, đi đằng sau sẽ phụ thuộc vào thông điệp giáo dục mình muốn truyền tải cho con.

Bà Thanh An cũng chia sẻ thêm, trong quá trình thỏa hiệp giữa con cái và bố mẹ, đôi khi bố mẹ phải “làm gương” trong phần thỏa hiệp vì ở độ tuổi teen, thỏa hiệp là điều gì đó rất khó với trẻ. Khi cần nhún nhường, bố mẹ hãy lùi một bước kèm theo chỉ dấu rằng sẽ có những giới hạn mà bố mẹ không thể thỏa hiệp nữa.

Hướng nghiệp tuổi teen đặt ra nhiều thách thức cho tất cả các bên. Thứ nhất, đây là lứa tuổi thay đổi cảm xúc nhanh chóng, tâm sinh lý thay đổi khiến việc đưa ra quyết định gặp nhiều khó khăn. Thứ hai, trong thời đại 4.0, luồng thông tin học sinh phải tiếp nhận quá nhiều dẫn tới khả năng tự định hướng hạn chế, nhiễu loạn thông tin.

Với bố mẹ, thích ứng với giai đoạn chuyển giao nổi loạn không phải đơn giản khi còn nhiều nỗi lo về công việc và cuộc sống. Con trưởng thành là lúc bố mẹ phải học tính kiên nhẫn cũng như trau dồi thêm chuyên môn. Bố mẹ cảm thấy căng thẳng, học sinh cũng thấy căng thẳng.

Hãy đặt trẻ vào vị trí trung tâm

Điều quan trọng khi hướng nghiệp cho con thành công, theo ông Thọ, là hãy đặt đứa trẻ là trung tâm của vấn đề. Người lớn cần thay đổi để hiểu đứa trẻ, cần phối hợp nhịp nhàng với các bên liên quan để hỗ trợ trẻ. Có những lúc hãy để con tự quyết định. Dù thế nào đi chăng nữa, bố mẹ cũng phải rõ ràng tâm thế rằng: Con có thể mắc sai lầm và mắc sai lầm mới giúp con nhận ra bài học. Dù thế nào đi chăng nữa, bố mẹ vẫn dang tay ra khi con cần.

“Mỗi đứa trẻ là một đặc thù riêng không ai giống ai… Chúng ta không thể áp đặt bất cứ nghề nghiệp nào của người khác vào một đứa trẻ cụ thể. Sẽ không có công thức chung nào cho mỗi người.”

Với kinh nghiệm đã làm việc với học sinh ở nhiều cấp, Phan Minh Đức cho rằng để hướng nghiệp thành công cần cả hai phía. Bố mẹ cần trau dồi thêm kiến thức, tự hỏi xem mình đã hiểu con cái chưa. Học sinh cũng cần phải xác định rõ lựa chọn của mình với con đường tương lai là một quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng hay bị tác động từ bên ngoài (do bạn bè).           

Để giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải, bà Thanh An đưa ra một mô hình hướng nghiệp tuổi teen để phụ huynh có thể tham khảo. Thứ nhất, học sinh cần trả lời câu hỏi tôi là ai, bố mẹ cũng cần trả lời câu hỏi con mình là ai. Thứ hai, học sinh cần hỏi câu tôi đang đi tới đâu, bố mẹ cũng vậy. Đó có thể là mục tiêu, đích đến, những kỹ năng xây dựng được trong quá trình trưởng thành. Thứ ba, khi đã xác định được mình là ai và đi tới đâu, học sinh sẽ trả lời cho câu hỏi tôi làm thế nào để đi tới đó...

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV