tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Chuyển Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B là hợp lý

Chia sẻ: 

04/06/2023 - 08:37:00


Việt Nam đã chính thức chuyển Covid-19 từ nhóm A (nguy hiểm) sang nhóm B (bệnh thông thường). Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, điều quan trọng nhất là Việt Nam cần tiếp tục triển khai bao phủ vaccine và vẫn đầu tư cho công tác phòng, chống dịch.

 

 

 

PV: Thưa ông, chiều 3/6 Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

PGS.TS Trần Đắc Phu.  

PGS.TS Trần Đắc Phu.  

PGS.TS TRẦN ĐẮC PHU: Việt Nam đã thực hiện Chiến lược thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP từ tháng 10/2021. Ngày 5/5/2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch Covid-19 không còn tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, nhưng đại dịch chưa kết thúc.

Hiện tình hình dịch Covid-19 tại nước ta vẫn được kiểm soát, đa số ca mắc mới có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không gây quá tải hệ thống y tế. Với các trường hợp nặng và tử vong phần lớn vẫn là người có bệnh nền, người già, người chưa tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch. Những trường hợp này bệnh có thể diễn biến nặng nếu nhiễm các virus gây bệnh truyền nhiễm khác như cúm, chứ không riêng gì với Covid-19. Khi những đối tượng trên nhiễm các bệnh do virus miễn dịch giảm, dễ mắc thêm bệnh khác dẫn đến bệnh trở nặng và tử vong.

Mặc dù chúng ta xếp Covid-19 vào nhóm B cùng với các bệnh truyền nhiễm khác thì Covid-19 vẫn phải là bệnh có tính đặc thù vì WHO chưa công bố kết thúc đại dịch Covid-19. WHO tiếp tục khuyến cáo các quốc gia cần thận trọng và chuyển từ việc phòng, chống dịch khẩn cấp sang chiến lược kiểm soát dịch bền vững, lâu dài. Vì vậy việc chuyển Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B là hoàn toàn hợp lý.

Việc chuyển phân loại bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trong đó nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh; nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Việc đưa Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B là chuyển biến tốt. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với hết dịch bởi dịch vẫn tiếp tục lưu hành và gây chết người, nhưng nó không còn nguy hiểm nữa.

Việt Nam có độ bao phủ vaccine Covid-19 trên diện rộng. Ảnh: Quang  Vinh.  

Việt Nam có độ bao phủ vaccine Covid-19 trên diện rộng. Ảnh: Quang  Vinh.  

Vậy chúng ta cần lưu ý vấn đề gì, thưa ông?

- Như tôi đã đề cập ở trên, Việt Nam đã thực hiện Chiến lược thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP từ tháng 10/2021. Chiều 3/6, khi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B thì cũng đã đồng thời ban hành hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với dịch bệnh nhóm B và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Về chính sách, kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới chúng ta cần theo dõi được sát tình hình dịch bệnh để có đáp ứng phù hợp, không bất ngờ, vừa kiểm soát được dịch trong mọi tình huống nhưng không tốn kém, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người dân. Đặc biệt lưu ý các hoạt động giám sát, dự phòng cá nhân, tiêm chủng, truyền thông, bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương. Hiện Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch ứng phó bền vững với đại dịch Covid-19 trong tình hình mới, trong đó có tính đến bối cảnh có biến thể mới nguy hiểm xuất hiện, dịch lan rộng. Tăng cường giám sát lồng ghép Covid-19 và các bệnh viêm đường hô hấp khác.

Vậy trong năm 2023 chúng ta vẫn tiêm vaccine Covid-19 miễn phí cho người dân và lồng ghép vào chương trình tiêm chủng mở rộng?

 - Khi chuyển sang nhóm B thì việc tiêm chủng vaccine vẫn cần ưu tiên bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương. Bộ Y tế và cơ quan chức năng cần có kế hoạch tiêm vaccine Covid-19, trong đó nêu rõ đối tượng nào cần tiêm vaccine bắt buộc, tiêm theo khuyến cáo, đối tượng nào phải trả phí và lịch tiêm cụ thể.

Theo đánh giá của ông, việc chuyển Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B góp phần cho việc phục hồi kinh tế như thế nào?

- Thời gian trước đây, mặc dù Việt Nam chưa chuyển Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B nhưng nhiều hoạt động đã thực hiện như nhóm B. Chúng ta mở cửa gần như hoàn toàn, không cấm đoán đi lại, du lịch, tổ chức hội họp, sự kiện, không yêu cầu xét nghiệm bắt buộc, nới lỏng cách ly để làm ăn kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Việc chuyển Covid-19 sang nhóm B sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính cho công tác phòng, chống dịch, giảm áp lực lên các cơ sở y tế, nhân viên y tế. Tuy nhiên, việc điều trị của người bệnh không được miễn phí nữa. Vì vậy cơ quan chức năng cần có tính toán phù hợp như người bệnh có thể tìm đến các bệnh viện chuyên khoa để khám, điều trị.

Chuyển sang nhóm B đồng nghĩa với việc điều trị Covid-19 không được miễn phí nữa. Vậy nếu người nghèo bị nhiễm thì cũng sẽ gặp khó khăn, thưa ông?

- Khi chuyển sang nhóm B thì các chính sách phải được xây dựng sao cho phù hợp vì loại bệnh này có quá nhiều tính chất đặc thù và phức tạp. Trong thời gian qua cũng có rất nhiều người đã nhiễm rồi thì vẫn tái nhiễm lại nên chúng ta không được lơ là, vẫn cần cảnh giác trong việc giám sát các biến chủng của SARS CoV-2, dù bệnh này là nhóm A hay nhóm B. Dù vậy hiện nay tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế rất cao do đó chúng ta cũng không nên quá lo lắng về chi phí điều trị Covid-19.

Điều quan trọng nhất là Việt Nam cần tiếp tục triển khai bao phủ vaccine, vẫn đầu tư cho công tác phòng, chống dịch. Thực hiện kiểm soát rủi ro khi cuộc sống trở lại bình thường, trẻ đến lớp và không còn cách ly y tế. Các cơ quan chuyên môn tiếp tục đánh giá đúng nguy cơ và các tình huống đáp ứng. Nguy cơ đến đâu, đáp ứng đến đó, tránh thái quá gây lãng phí. Dù chuyển sang nhóm B thì các vấn đề đánh giá nguy cơ và đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp là vô cùng quan trọng. Điều này giúp kiểm soát dịch, không bất ngờ trước diễn biến dịch và sẵn sàng đáp ứng phù hợp theo mức độ, dựa trên đánh giá nguy cơ đặc thù của từng bệnh, từng giai đoạn thời kỳ để kiểm soát dịch một cách bền vững cũng như đảm bảo được sự chăm sóc y tế tốt cho người dân.

Trân trọng cảm ơn ông!

Chiều 3/6, tại phiên họp lần thứ 20 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm 2023 đến ngày 29/5, cả nước ghi nhận 85.493 ca mắc. Trung bình hằng tháng ghi nhận 17.000 ca mắc, giảm 8,5 lần so với năm 2021, giảm 48 lần so với năm 2022. Có 20 ca tử vong do Covid-19, tỷ lệ tử vong giảm mạnh xuống còn 0,02%, đều là trường hợp có bệnh nền nặng đang điều trị từ trước, hoặc chưa tiêm vaccine.

Bộ Y tế đánh giá tỷ lệ người bệnh Covid-19 nhập viện thấp hơn một số bệnh truyền nhiễm nhóm B và tỷ lệ nặng cũng giảm bằng hoặc thấp hơn một số bệnh truyền nhiễm nhóm B như sốt xuất huyết, tay chân miệng. Trên thế giới, ngày 5/5 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu (PHEIC), nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. WHO khuyến nghị các quốc gia chuyển đổi từ việc đáp ứng khẩn cấp sang quản lý bền vững, lồng ghép với các mối đe dọa khác và mang tính dài hạn. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã nghiên cứu, đánh giá phân loại bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Bởi đối chiếu với các quy định, bệnh Covid-19 không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A. Bộ Y tế khẳng định bệnh Covid-19 hiện nay đáp ứng các tiêu chí thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh Covid-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Việc công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; thẩm quyền quyết định chuyển bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B thuộc Bộ Y tế.

Chiều cùng ngày, Bộ Y tế đã phát đi thông cáo báo chí, trong đó nêu rõ: Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, đồng thời, ban hành hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với dịch bệnh nhóm B và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới để xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch Covid-19 giai đoạn 2023-2025 phù hợp với tình hình mới.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 18/04/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV