tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Cơ hội để chấn hưng, phát triển văn hóa của đất nước

Chia sẻ: 

26/11/2021 - 08:49:00


Chỉ khi chúng ta sở hữu môi trường dân chủ, nhân văn, giải phóng cá tính tự do sáng tạo, mới có thể bắt đầu hy vọng về sự ra đời của các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị đỉnh cao.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra ngày 24/11 tại hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) và trực tuyến tại 63 tỉnh thành. Tại Hội nghị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa đầu ngành và đông đảo văn nghệ sĩ đều có chung nhận định về tầm vóc của văn hóa - sức mạnh mềm để phát triển đất nước bền vững. Văn hóa là sự sống còn của dân tộc.

Bài phát biểu tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra nhiều vấn đề mang tầm chiến lược để xây dựng nền văn hóa Việt Nam đến giữa thế kỷ XXI, trong đó nhấn mạnh 5 lần đến "chấn hưng, phát triển văn hóa của đất nước".

Phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách/năm

Trình bày tại Hội nghị về việc tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, đây là bước đi trọng tâm trong việc thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Chiến lược thể hiện 5 quan điểm lớn, trong đó tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm đã ghi trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, rõ hơn, sâu hơn, phù hợp hơn với tình hình hiện nay, trên cơ sở các quan điểm chung.

Một trong số đó là định hình văn hóa và xác định vị trí văn hóa, trong đó khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Văn hóa phải được đặt ngang hàng, phát triển hài hòa với kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế để thích ứng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ mới, hiện đại và trước sự tác động của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: Hiện nay nước ta có 119 di tích quốc gia đặc biệt (trong đó di tích lịch sử là 51, di tích kiến trúc nghệ thuật là 24, khảo cổ 4, danh thắng 9, hỗn hợp là 31), di tích quốc gia là 3.581… Tuy nhiên, trong thời gian qua chúng ta rất thiếu nguồn lực để đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Bên cạnh đó, nhiều địa phương nghĩ là di tích quốc gia thì quốc gia phải đầu tư. Với những di tích cấp tỉnh, nguồn lực đầu tư của địa phương rất ít. Vì thế, xảy ra tình trạng di tích xuống cấp ở nhiều nơi. Trong Hội nghị sáng 24/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu xem xét, bảo tồn phát huy các giá trị của di tích, để di tích trở thành báu vật quốc gia.

Nói về đề xuất phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách/năm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chia sẻ: “Trong nhiều năm qua, chúng ta mong muốn có được nguồn lực để đầu tư. Năm 2019, trên diễn đàn Quốc hội cũng có đại biểu thẳng thắn đề cập, “đầu tư cho văn hóa chỉ tương đương vài km đường nhựa trong 5 năm”. Thực ra, mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng quả thực với số tiền đó thì chưa làm được gì nhiều cho văn hoá. Vì thế, mong muốn có được 2% trong tổng số chi của ngân sách, ít nhất văn hoá cũng được đặt ngang hàng với 1 số ngành khác.

Trong Hội nghị sáng 24/11, Bộ VHTT&DL cũng đã đề xuất có Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để văn hoá có điều kiện phát triển. “Bộ VHTT&DL cũng đã báo cáo trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước và bước đầu nhận được sự đồng tình. Bên cạnh đó, từ những sự sáng tạo của địa phương và khi đang chờ những chính sách của Trung ương, tôi mong rằng các địa phương quan tâm đầu tư, phát triển văn hóa nhiều hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Văn học nghệ thuật cần có sự bứt phá mạnh mẽ hơn nữa

Trong bài phát biểu chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định nền văn hóa đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc. Tuy nhiên, văn hóa chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí.

"Thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người. Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực...", Tổng Bí thư nói, dẫn chứng "gần đây tôi không thấy có bài hát nào hay. Tôi nói vậy mong các văn nghệ sĩ đừng giận".

Nhắc lại những trăn trở của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc lâu rồi chúng ta không có những tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng cao, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết Chiến lược cũng đặt vấn đề thời gian tới sẽ có những tác phẩm sống mãi với thời gian. “Đất nước ta, với văn hoá 4.000 năm, “Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc/ Khi Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn”. Chúng ta luôn đề cao tính sáng tạo, mong muốn, khuyến khích để có được đội ngũ văn nghệ sĩ cống hiến, tạo ra những “đứa con tinh thần” dâng cho đời”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.

Trao đổi bên lề Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chia sẻ: “Quan sát đời sống văn học nghệ thuật thời gian qua, tôi thấy đã xuất hiện một số tác phẩm được công chúng đánh giá cao, rất đáng khích lệ nhưng văn học nghệ thuật cần có sự bứt phá mạnh mẽ hơn nữa. Nỗi lo lắng, băn khoăn, trăn trở lâu nay của nhiều người là văn học nghệ thuật thiếu vắng tác phẩm lớn, có sức lan tỏa rộng rãi xã hội là điều chúng ta phải thừa nhận, không nên né tránh”.

Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, văn học nghệ thuật là bộ phận đặc biệt tinh tế, là tinh hoa của văn hóa. Có người từng đúc kết: Ngàn lời tuyên truyền cái hay cái đẹp, không thể so sánh với tác động của một tác phẩm văn học nghệ thuật giá trị, nhân văn. Đó là sức mạnh kỳ diệu, mê hoặc của văn học nghệ thuật trong đời sống. Muốn phát triển văn học nghệ thuật và muốn có những tác phẩm đỉnh cao xứng đáng với thời đại cần quay trở lại vấn đề bản thể là phải tạo ra một môi trường văn hóa thúc đẩy sáng tạo.

“Văn hóa không chỉ “đóng khung” trong các lý thuyết, những bài diến văn, phát biểu. Văn hóa phải được thẩm thấu trong mọi lĩnh vực đời sống, mọi cá nhân con người. Chỉ khi chúng ta sở hữu môi trường dân chủ, nhân văn, giải phóng cá tính tự do sáng tạo, mới có thể bắt đầu hy vọng về sự ra đời của các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị đỉnh cao. Nếu nhìn theo lý thuyết tiếp nhận hiện đại, tác giả có sáng tạo tác phẩm đỉnh cao thế nào đi nữa, nhưng trình độ công chúng không được nâng lên thì cũng khó cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm, thậm chí có khi còn không quan tâm. Cho nên tôi xin nhấn mạnh lại vấn đề cốt lõi là văn hóa phải thẩm thấu vào mọi lĩnh vực, mọi cá nhân là như vậy”, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp nói.  

Có lẽ trong một thời gian dài chúng ta quá “duy kinh tế”, nay nhận thức lại về vai trò, vị trí, ý nghĩa của văn hóa, văn học nghệ thuật chính là cơ hội để hy vọng về sự đổi mới văn hóa trong thời gian tới./.

Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 03/05/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV