tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đã ghi nhận 100 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

Chia sẻ: 

12/10/2022 - 16:15:00


Hiện cả nước đã ghi nhận hơn 247 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết, 100 ca tử vong.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế cũng kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh...

Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 247.202 trường hợp mắc, 100 ca tử vong do sốt xuất huyết. So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 4,7 lần, tử vong tăng 80 trường hợp. Con số này tăng hơn 10.000 ca mắc mới và 2 trường hợp tử vong so với tuần đầu tháng 10.2022.

Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, các địa phương cũng đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để giám sát ổ dịch, ngăn chặn sự lây lan của dịch, nâng cao năng lực đáp ứng với dịch bệnh.

Tại Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến cuối tháng 9.2022, Hà Nội đã ghi nhận trên 4.700 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,8 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021), đã có 5 ca tử vong. Tuýp virus Dengue lưu hành trên địa bàn thành phố được xác định là tuýp D1; D2 và D4.

TS.BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết - Huyết học Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), thăm khám bệnh nhân bị sốt xuất huyết. (Ảnh: Xuân Mai)

TS.BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết - Huyết học Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh), thăm khám bệnh nhân bị sốt xuất huyết

Tại TP Hồ Chí Minh, theo thống kê, hiện nay có khoảng 75% số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là người lớn. Có những trường hợp đến bệnh viện muộn khiến gia tăng nguy cơ tử vong do không được can thiệp điều trị kịp thời.

Để hạn chế số ca tử vong do sốt xuất huyết xuống mức thấp nhất trong thời gian tới, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã quyết định áp dụng kinh nghiệm trong phòng, chống dịch COVID-19 để ứng phó với dịch sốt xuất huyết. Theo đó, Sở Y tế đã có văn bản gửi tới các cở sở y tế trên địa bàn về việc áp dụng mô hình tháp 3 tầng để điều trị các bệnh nhân sốt xuất huyết. Đồng thời, tăng cường nguồn lực, phối hợp triển khai các giải pháp để hạn chế thấp nhất số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Tại Đồng Tháp, số ca mắc sốt xuất huyết ở địa phương này từ đầu năm đến nay là 9.983 ca (tăng 9.091 ca so với cùng kỳ năm 2021), nhiều nhất là TP Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh và huyện Lấp Vò, mỗi nơi từ 1.200-1.500 ca.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp cho biết đã duy trì hệ thống thống kê báo cáo phần mềm bệnh truyền nhiễm, cập nhật ca bệnh hàng ngày từ các bệnh viện và các đơn vị y tế trong tỉnh.

Danh sách ca bệnh được cập nhật cụ thể, chi tiết đến số nhà, số điện thoại cho Trung tâm y tế huyện xử lý ổ dịch kịp thời trong vòng 48 giờ; duy trì hoạt động giám sát véc-tơ hàng tháng tại 14 điểm, trong đó tỉnh thực hiện 2 điểm và mỗi huyện 1 điểm. Đồng thời, Trung tâm cũng điều tra xác minh từng ca bệnh và cộng đồng nơi có ca bệnh, chủ động xử lý ổ dịch không để lan rộng...

Để ngăn ngừa, giảm thiểu số ca sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức tập huấn giám sát, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết để củng cố năng lực cán bộ tuyến huyện. Bên cạnh đó, duy trì thường xuyên phát thanh trên loa, đài và tăng số lượt phát tại những nơi nguy cơ và khi triển khai các chiến dịch; lồng ghép hoạt động truyền thông tại cộng đồng vào hoạt động xử lý ổ dịch và chiến dịch diệt lăng quăng.

Theo các chuyên gia, bệnh sốt xuất huyết có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy đa tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Bộ Y tế khuyến cáo, đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Bộ Y tế cũng kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng; thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

Khi có dấu hiệu bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với sức khỏe...

Theo Sức khỏe & Đời sống
Ý kiến bạn đọc
captcha