tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc thêm quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm một lần

Chia sẻ: 

27/05/2024 - 15:24:00


Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 27/5 tại Nhà Quốc hội, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). 

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc thêm quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm một lần - Ảnh 1.

Quang cảnh phiên họp cho ý kiến về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sáng 27/5

Quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau là phù hợp

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Rơ Châm H’Phik (Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai) nhận thấy, việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội đã đảm bảo thể chế hóa kịp thời các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nội dung cải cách nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; các nhiệm vụ, giải pháp liên quan trực tiếp đến việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về an sinh xã hội của Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Dự thảo Luật đã bổ sung, hoàn thiện các quy định nhằm hạn chế các vướng mắt, bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện luật hiện hành.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc thêm quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm một lần - Ảnh 2.

Đại biểu Rơ Châm H’Phik (Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai)

Quan tâm đến vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu đề xuất lựa chọn phương án một. Theo đó, phương án này quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau.

Nhóm 1 đối với người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội có nhu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Nhóm 2 đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực không được nhận bảo hiểm xã hội một lần, chỉ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu, ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 luật hiện hành...

Đại biểu cho rằng, phương án này sẽ khắc phục được tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong thời gian qua, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp người lao động thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi đến tuổi nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống khi về già. Quy định này không ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nên dễ nhận được sự đồng thuận của người lao động.

Khi người lao động không mất việc thì sẽ không cần rút bảo hiểm xã hội một lần

Góp ý về vấn đề bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) phản ánh thực trạng nghỉ việc nhiều của người lao động ở độ tuổi từ 35 đến 40, mà nguyên nhân có phần xuất phát từ các doanh nghiệp “suy dinh dưỡng”, ngưng hoạt động. Cùng với đó các doanh nghiệp ngoài nhà nước có xu hướng cho nghỉ việc nhiều đối với những người lao động ở độ tuổi này. Trong hoàn cảnh đó, người lao động buộc phải rút bảo hiểm xã hội một lần.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc thêm quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm một lần - Ảnh 3.

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp)

Từ thực trạng trên, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động, duy trì hoạt động để người lao động có việc làm. Khi người lao động không mất việc thì sẽ không cần rút bảo hiểm xã hội một lần.

Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng tán thành với cách quy định theo phương án 1, đồng thời đề nghị bổ sung quy định Ngân hàng chính sách xã hội phải cho vay đối với những đối tượng không rút bảo hiểm xã hội một lần, để khi nghỉ việc người lao động được vay tiền trang trải cuộc sống. Để thuận lợi và phát huy dân chủ, đại biểu đề nghị tổ chức lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội.

Cho rằng vấn đề trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội hiện đang rất nan giải, đại biểu Phạm Văn Hòa bày tỏ thống nhất quy định dự thảo Luật và đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các đối tượng chậm đóng, để kịp thời chấn chỉnh.

Quan tâm đến nội dung về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Điều 74 và Điều 107 của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai) bày tỏ ủng hộ phương án quy định người lao động được chia làm hai nhóm. 

 

Đại biểu cho biết, hiện tại Điều 74 của dự thảo Luật đang trình hai phương án. Mỗi phương án đều nhắm hướng tới mục tiêu, chủ trương của Nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, đảm bảo tốt hơn quyền lợi lâu dài về an sinh xã hội cho người lao động theo mức độ và cách thức khác nhau.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Như Ý, mỗi phương án đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, so sánh giữa hai phương án thì Phương án một có ưu điểm đảm bảo kế thừa quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, không tạo ra sự xáo trộn trong xã hội, tránh được những phản ứng tập thể.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị, cần có các nhóm giải pháp đồng bộ đảm bảo có những chính sách về tín dụng, ưu đãi dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp… để phát triển thị trường lao động cũng như giảm thiểu thấp nhất tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, để người lao động có thể được hưởng chế độ hưu trí.

Cân nhắc thêm quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm một lần

Nêu ý kiến, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) quan tâm đến 02 phương án trong dự thảo luật về điều kiện hưởng bảo hiểm một lần, đại biểu đề nghị Chính phủ cân nhắc tích hợp áp dụng 2 phương án đã nêu.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc thêm quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm một lần - Ảnh 4.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương)

Đại biểu phân tích, cả hai phương án này vẫn chưa phải là phương án tối ưu, vì thực tế trong bối cảnh điều kiện của nước ta hiện nay nhiều người rất cần một khoản chi phí để trang trải vượt qua những khó khăn trước mắt.

Vì vậy, không thể hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội một lần đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội sau khi luật này có hiệu lực như phương án 1 và chắc chắn sẽ gây phản ứng trái chiều, thậm chí khiến nhiều người dân cảm giác như bị đẩy vào thế khó; đôi khi dẫn đến mất niềm tin vào hệ thống bảo hiểm.

Theo đại biểu, nếu chỉ áp dụng phương án 2, nhiều người đang tham gia bảo hiểm cũng sẽ cảm thấy quyền lợi bị hạn chế, bị mất công bằng và cũng có tâm lý so sánh và ồ ạt rút bảo hiểm xã hội trước khi luật có hiệu lực.

Nữ đại biểu nhấn mạnh, đây là nội dung lớn, rất cần có lộ trình vừa để người dân làm quen, tiếp cận và có thời gian để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội và ổn định cuộc sống của người dân.

Đại biểu đề nghị vẫn tiếp tục cân nhắc và nên tích hợp cả hai phương án này. Đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày luật này có hiệu lực thi hành thì áp dụng phương án 1; Còn đối với người tham gia bảo hiểm xã hội sau khi luật này có hiệu lực thì áp dụng phương án 2; đồng thời, đề nghị làm rõ 50% tổng thời gian đóng là giai đoạn nào./.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, tại kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án:

+ Phương án 1: Người lao động được chia làm hai nhóm:

Nhóm 1, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 01/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm.

Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

+ Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành Phương án 1 của Chính phủ đề xuất và cũng là ý kiến của đa số người lao động tại một số địa phương được cơ quan chủ trì thẩm tra lấy ý kiến.

Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ sớm có đề án hỗ trợ và ban hành quy định phù hợp, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông để người lao động hiểu được lợi ích của việc hưởng lương hưu hằng tháng thay vì lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

 

Thế Công - Xuân Trường

Theo Tổ Quốc
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV