tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19

Chia sẻ: 

19/09/2022 - 21:04:00


Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.

 

Một báo cáo gần đây được công bố trên tạp chí Nature Medicine, cho thấy ngay cả người mắc Covid-19 thể nhẹ cũng làm tăng nguy cơ lâu dài mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim và suy tim. Nghiên cứu nhấn mạnh những hiểu biết hạn chế của chúng ta về hậu quả mà Covid-19 cũng như tác động lâu dài mà đại dịch gây ra.

Australia đã báo cáo hơn 10 triệu ca nhiễm nCoV cấp tính và hơn 14.000 trường hợp tử vong. Ít nhất 600 triệu người trên toàn cầu mắc căn bệnh này. Những tác động tức thời của Covid-19 với tim đã được ghi nhận trong nhiều báo cáo. Tình trạng này chỉ xảy ra với khoảng 40 trên một triệu bệnh nhân. Viêm cơ tim là biến chứng không thường xuyên nhưng gây tử vong.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học bày tỏ mối lo với những tác hại từ trung hạn đến dài hạn tới hệ thống mạch máu đang dần phổ biến hơn. Điều nguy hiểm chính là nó có thể dẫn tới đại dịch bệnh tim mạch trong những năm tới.

Mối quan tâm lớn được đưa ra bởi nghiên cứu mới này là những tác hại từ trung hạn đến dài hạn đối với mạng lưới mạch máu của cơ thể (hệ thống mạch máu) có thể phổ biến hơn nhiều. Và nó có thể dẫn đến một đại dịch bệnh tim mạch mới trong những năm tới.

Hệ quả nghiêm trọng

Nghiên cứu mới do nhóm chuyên gia tại Đại học Washington dẫn đầu, cho thấy nguy cơ mắc các biến cố tim mạch trong tương lai cao hơn ở những người đã khỏi bệnh, theo The Conversation.

Nhóm tác giả phân tích hồ sơ sức khỏe của khoảng 150.000 cựu chiến binh Mỹ. Những người này thường được chọn làm đối tượng nghiên cứu vì là nhóm có ghi chép đầy đủ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe riêng. Nhóm nghiên cứu so sánh tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở những cựu chiến binh từng mắc Covid-19 với nhóm đối chứng không bị bệnh. Số lượng mẫu lên tới 10 triệu người.

Từ 30 ngày đến một năm sau khi hồi phục Covid-19, những người khỏi bệnh có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 52%, nguy cơ đau tim cao hơn 63%, khả năng bị suy tim cao hơn 72%. Điều này có nghĩa trong hơn một năm, cứ 1.000 người bị Covid-19, thêm 5 người bị đột quỵ, 3 ca đau tim và 12 trường hợp bị suy tim. Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy nguy cơ hình thành cục máu đông nghiêm trọng trên phổi cũng cao hơn ở người khỏi Covid-19.

Những con số này nghe qua có vẻ nhỏ với một số người. Nhưng với quy mô lên đến 600 triệu ca Covid-19 trên toàn cầu, hệ quả là rất lớn.

Một phát hiện gây chú ý đặc biệt là ngay cả những người bị bệnh nhẹ, nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cũng cao hơn. Rủi ro đó không bị giới hạn về tiền sử bệnh lý mà có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai.

Câu hỏi ngỏ

Nghiên cứu trên được cho là có nhiều điểm mạnh nhưng vẫn cần phải xem xét thật sự thận trọng. Trên thực tế, đây là nghiên cứu quan sát thuần túy, các tác giả rút ra suy luận từ những gì họ nhìn thấy trong một quần thể thay vì kiểm soát các biến số trong thử nghiệm. Vì vậy, chúng ta không thể chắc chắn nguy cơ gia tăng bệnh tim hoặc đột quỵ là do Covid-19 hay yếu tố nào khác.

Cũng có khả năng, một số người mắc Covid-19 không có triệu chứng vô tình được đưa vào nhóm đối chứng. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất ít tới việc đánh giá nguy cơ mắc Covid-19 và bệnh tim mạch.

Ngoài ra, các cựu chiến binh Mỹ thuộc nhóm cá nhân rất đặc biệt, hầu hết là lớn tuổi, nam giới và da trắng. Ngay cả khi tác động của Covid-19 với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch có thật, cũng không thể chắc chắn liệu điều này có phải là xu hướng của toàn bộ quần thể khác trên thế giới hay không.

 
 
Dai dich moi anh 2

Tim chỉ là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng kéo dài vì Covid-19. Ảnh: BBC.

Các vấn đề trong tương lai

Tại thời điểm mắc Covid-19, nguy cơ bị bệnh tim rõ ràng nhưng vẫn thấp. Điều này cũng hỗ trợ cho nghiên cứu về mối liên hệ giữa nhiễm nCoV và bệnh tim từ trung hạn đến dài hạn. Trước đại dịch Covid-19, nhiều nghiên cứu đã xác định rõ mối liên hệ giữa tình trạng nhiễm trùng và nguy cơ đau tim.

Đau tim xảy ra khi một động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn, khiến cơ tim thiếu oxy. Điều này thường xuất hiện các mảng bám mỡ trong động mạch vỡ ra, hình thành cục máu đông. Quá trình này được thúc đẩy bởi tình trạng viêm các mô và máu bị đông đặc. Cả hai đều xảy ra ở người mắc Covid-19 và tồn tại lâu ngay cả khi bệnh nhân đã khỏi.

Những dữ liệu này một lần nữa nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc hạn chế lây lan Covid-19. Cách tốt nhất để giảm rủi ro liên quan Covid-19 là ngăn không để mắc bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng khi bị nhiễm virus. Chúng ta cần duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao, thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng như đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nơi đông người.

Các chuyên gia đã lo lắng về những biến chứng hô hấp của Covid-19 trong suốt năm 2020, 2021. Nhưng giờ đây, họ mới đánh giá đầy đủ tác động của đại dịch lên toàn bộ hệ thống cơ quan. Các chuyên gia khuyến cáo bác sĩ cần xem việc nhiễm nCoV như là yếu tố nguy cơ dài hạn mới của bệnh tim mạch, tương tự các tình trạng viêm mạn tính khác như viêm khớp dạng thấp.

Và chúng ta sẽ cần phải cảnh giác trước những tác động của những chủng virus mới. Trong nhiều thập kỷ tới, thế giới sẽ cần lập kế hoạch cho những tác động lâu dài của Covid-19.

Theo Zing
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV