tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Danh sách nhân sự Ủy ban kiểm tra Trung ương khóa XIII

Chia sẻ: 

20/09/2024 - 20:39:00


Sau khi được kiện toàn ngày 20/9/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII có 21 thành viên. Trong đó 01 đồng chí là Chủ nhiệm; 09 đồng chí giữ chức Phó Chủ nhiệm và 11 đồng chí Ủy viên.
 
DANH SÁCH NHÂN SỰ ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG KHÓA XIII- Ảnh 1.

Ngày 20/09/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bầu bổ sung 2 đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, gồm: Đồng chí Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Khánh Hòa và đồng chí Đinh Văn Cường, Vụ trưởng Vụ Địa bàn I, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Trước đó, tại Quyết định số 1513-QĐNS/TW, ngày 27/8/2024, đồng chí Phạm Đức Tiến thôi giữ chức Ủy viên Ủy ban kiểm tr Trung ương khóa XIII để điều động, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Như vậy, sau khi được kiện toàn vào ngày 20/9/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có 21 thành viên. Trong đó đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng là Chủ nhiệm; đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng giữ chức Phó Chủ nhiệm Thường trực; 08 đồng chí giữ chức Phó Chủ nhiệm và 11 đồng chí Ủy viên.

DANH SÁCH NHÂN SỰ ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG KHÓA XIII

1. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm

2. Đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực

3. Đồng chí Trần Tiến Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm

4. Đồng chí Hoàng Văn Trà, Phó Chủ nhiệm

5. Đồng chí Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm

6. Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ nhiệm

7. Đồng chí Trần Thị Hiền, Phó Chủ nhiệm

8. Đồng chí Hoàng Trọng Hưng, Phó Chủ nhiệm

9. Đồng chí Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm

10. Đồng chí Vũ Hồng Văn, Phó Chủ nhiệm

11. Đồng chí Võ Thái Nguyên, Ủy viên

12. Đồng chí Hồ Minh Chiến, Ủy viên

13. Đồng chí Nguyễn Văn Hội, Ủy viên

14. Đồng chí Tô Duy Nghĩa, Ủy viên

15. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên

16. Đồng chí Đinh Hữu Thành, Ủy viên

17. Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên

18. Đồng chí Lê Nguyễn Nam Ninh, Ủy viên

19. Đồng chí Đào Thế Hoằng, Ủy viên

20. Đồng chí Hà Quốc Trị, Ủy viên

21. Đồng chí Đinh Văn Cường, Ủy viên

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Đảng; tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, cụ thể:

1. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ, hằng năm; tổ chức nghiên cứu lý luận, sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức thực hiện quy định về tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

2. Thực hiện các nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng:

2.1. Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, nhiệm vụ cấp uỷ viên.

2.2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2.3. Giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên (kể cả cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và pháp luật của Nhà nước.

2.4. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

2.5. Giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền.

2.6. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng đối với cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp dưới. Kiểm tra tài chính đối với Văn phòng Trung ương Đảng, cấp uỷ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương.

2.7. Quyết định kỷ luật tổ chức đảng (khi kiểm tra cách cấp), đảng viên theo thẩm quyền.

2.8. Quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên cấp dưới theo thẩm quyền.

2.9. Quyết định huỷ bỏ theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thu hồi các văn bản trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3. Tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư:

3.1. Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

3.2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và những giải pháp nhằm giữ vững các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, chủ động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên.

3.3. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, các ban đảng ở Trung ương tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận, quyết định của Đảng (theo quy định tại Điều 30 Điều lệ Đảng).

3.4. Báo cáo các vụ kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

3.5. Tổ chức triển khai và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên có liên quan thực hiện các quy định, kết luận, thông báo, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng.

3.6. Chỉ đạo, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng hằng năm, nhiệm kỳ.

3.7. Một số vấn đề liên quan công tác cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

3.8. Phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng (là cơ quan chủ trì), Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan giúp Ban Chấp hành Trung ương giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

4. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

5. Kiểm tra, xử lý kịp thời các tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm trong các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

6. Kiểm tra, giám sát việc kê khai, công khai tài sản và thu nhập của các bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

7. Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, được yêu cầu tổ chức đảng và đảng viên báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu; yêu cầu các tổ chức đảng có liên quan phối hợp thực hiện trong công tác kiểm tra, giám sát; có quyền trưng tập cán bộ, đảng viên của các cơ quan, tổ chức khác khi cần thiết. Được yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên xem xét lại quyết định hoặc việc làm có dấu hiệu vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận, quyết định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

8. Đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc yêu cầu tổ chức và cá nhân có thẩm quyền thi hành kỷ luật, thay đổi hình thức kỷ luật và Đảng, chính quyền, đoàn thể đối với đảng viên.

9. Xây dựng, ban hành văn bản theo thẩm quyền và trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận, quyết định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

10. Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra cấp dưới và đảng viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

11. Cử cán bộ của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đến dự các cuộc họp cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc trung ương và các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

12. Căn cứ quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy, biên chế được duyệt của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, chủ động bố trí, sắp xếp tổ chức, bộ máy, quy định chế độ làm việc của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; phối hợp với Ban tổ chức Trung ương hướng dẫn mô hình tổ chức bộ máy của cơ quan uỷ ban kiểm tra cấp dưới.

13. Hằng năm và cuối nhiệm kỳ hoặc khi có yêu cầu, đột xuất, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, về hoạt động của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và uỷ ban kiểm tra các cấp.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CƠ QUAN ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

I- CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Trung ương.

II- NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

Tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Chuẩn bị các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, các báo cáo, đề án, các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết định theo thẩm quyền; kiểm tra, kiểm soát tài sản, thu nhập đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

2. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được quy định trong Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII và nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hằng năm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định.

3. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, các ban đảng ở Trung ương tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận, quyết định của Đảng (theo quy định tại Điều 30 Điều lệ Đảng).

4. Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng; kiểm tra lại kết luận, thông báo, quyết định của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Kiểm tra.

5. Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; tham gia ý kiến thẩm định các trường hợp do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng.

6. Thẩm định các đề án của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội về những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng (là cơ quan chủ trì), Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan giúp Ban Chấp hành Trung ương theo dõi, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

7. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của Trung ương.

8. Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc thực hiện công tác cán bộ theo phân cấp quản lý; hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

9. Tuyên truyền, phổ biến, nghiên cứu, sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

10. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hằng tháng, tổ chức giao ban hằng quý, sơ kết 6 tháng; tiến hành tổng kết hoạt động của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương hằng năm.

11. Xây dựng tổ chức, đội ngũ cán bộ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

12. Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng; phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện. Tổ chức thi nâng ngạch kiểm tra cho cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

13. Xây dựng dự toán kinh phí hoạt động hằng năm của Ủy ban, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tổ chức thực hiện theo dự toán được duyệt bảo đảm đúng chế độ, chính sách quy định.

14. Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác của Ủy ban và Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

15. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng và các hoạt động chuyên môn khác của Ủy ban và Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

III- TỔ CHỨC, BỘ MÁY

1- Lãnh đạo Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương

- Lãnh đạo Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương gồm: Thủ trưởng và các phó thủ trưởng cơ quan.

- Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là Thủ trưởng cơ quan; các phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là Phó Thủ trưởng cơ quan; trong đó phân công đồng chí Phó Chủ nhiệm thường trực là Phó Thủ trưởng thường trực cơ quan.

2- Tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm: 14 vụ, đơn vị như sau:

(1) Vụ Địa bàn I (gọi tắt là Vụ I)

(2) Vụ Địa bàn IA (gọi tắt là Vụ IA)

(3) Vụ Địa bàn II (gọi tắt là Vụ II)

(4) Vụ Địa bàn III (gọi tắt là Vụ III)

(5) Vụ Địa bàn V (gọi tắt là Vụ V)

(6) Vụ Địa bàn VI (gọi tắt là Vụ VI)

(7) Vụ Địa bàn VII (gọi tắt là Vụ VII)

(8) Vụ Địa bàn VIII (gọi tắt là Vụ VIII)

(9) Vụ Tổng hợp

(10) Vụ Tổ chức - Cán bộ.

(11) Vụ Nghiên cứu

(12) Vụ Đào tạo - Bồi dưỡng

(13) Tạp chí Kiểm tra

(14) Văn phòng

3- Về biên chế

- Biên chế của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Bộ Chính trị quyết định trên cơ sở đề xuất của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương.

- Khi cần thiết, Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương được trưng tập một số cán bộ phục vụ công tác nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng.

Theo Chinhphu.Vn
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV