tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đào tạo theo đặt hàng của địa phương: “Có em học xong trả lại tiền chứ không về quê”

Chia sẻ: 

03/04/2021 - 10:55:00


Theo Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm 2021 do Bộ GD-ĐT công bố, sẽ có những thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, đi học theo đơn đặt hàng, được địa phương “bao thầu đầu ra”. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần có phương án cụ thể để hiệu quả và tránh lãng phí.

Cụ thể, Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm 2021 của Bộ GD-ĐT, tuyển sinh theo đặt hàng do các chủ thể (UBND tỉnh, các tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước) đặt hàng và cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp thực hiện theo hợp đồng giữa các bên liên quan, không trái với quy định của pháp luật.

Về điểm đầu vào, Bộ GD-ĐT quy định điểm trúng tuyển theo yêu cầu đặt hàng, không thấp hơn điểm trúng tuyển của chương trình/ngành đào tạo. Trường hợp UBND cấp tỉnh đặt hàng để đào tạo lao động cho các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp của tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ; thí sinh là người có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm cấp THPT tại địa phương; cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp thì điểm trúng tuyển có thể thấp hơn nhưng không thấp hơn quá 1 điểm so với điểm trúng tuyển của chương trình/ngành đào tạo, theo thang điểm 30 và không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của chương trình/ngành tuyển sinh. Chủ tịch UBND cấp tỉnh đặt hàng phải chịu trách nhiệm giải trình về nhu cầu đặt hàng đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo.

Bộ GD-ĐT cho rằng, đào tạo theo đặt hàng là chủ trương đúng của Chính phủ về giải quyết bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao cho 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ - là 3 vùng khó khăn nhất cả nước, vì thế cần có cơ chế để phát triển nhân lực cho các khu vực này.

Bàn về vấn đề này, TS Phạm Hiệp, Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia, một chuyên gia về giáo dục đại học cho rằng, mô hình cử sinh viên đi học theo đơn đặt hàng của địa phương về bản chất không mới. Trước đây, sinh viên các khu vực vùng sâu vùng xa cũng đã đi học theo hệ cử tuyển.

 

 “Khi thực hiện một mô hình tương tự, cần nhìn lại và đánh giá về hiệu quả của những mô hình đã thực hiện. Đặc biệt, khi đào tạo theo đặt hàng, cần có phương án đảm bảo chất lượng, bình đẳng giữa các nhóm sinh viên. Bộ GD- ĐT cần có  đảm bảo chất lượng đầu vào. Đặc biệt về phía địa phương cần cam kết việc làm, sử dụng lao động ra sao. Tránh trường hợp ngay cả thạc sỹ, tiến sỹ đi học ở nước ngoài về, nhưng khi về nước lại bị xếp vào những vị trí không phù hợp”, TS Hiệp nhấn mạnh.

Chuyên gia này cũng cho rằng, mô hình đặt hàng hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Theo đó, doanh nghiệp đến tận trường, nhận sinh viên thực tập năm 3, năm 4, thậm chí cùng tham gia vào quá trình đào tạo với nhà trường hoặc tổ chức các khóa ngắn hạn đào tạo lại sau đó tiếp tục giữ sinh viên ở lại làm việc. Đây là hình thức đào tạo gọn gàng và đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với việc đặt hàng ngay từ năm nhất. TS Hiệp cho rằng, không chỉ doanh nghiệp mà các địa phương cũng có thể áp dụng cách làm này. 

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết, qua nhiều năm đào tạo cả sinh viên hệ cử tuyển ở một số vùng khó khăn, nhận thấy nhiều sinh viên thuộc nhóm này có điểm đầu vào thấp hơn mặt bằng chung, do đó khi học tại các trường top trên, có chương trình khó sẽ rất vất vả để theo kịp. Bên cạnh đó, những sinh viên có năng lực, thì sau khi học xong lại rất ít khi quay về địa phương làm việc mà muốn ở lại thành phố.

“Nhiều em không về quê, khi các em đi học kinh phí của tỉnh lo toàn bộ, nhưng học xong nhiều em sẵn sàng trả lại số tiền đó coi như đi vay của địa phương để ở lại thành phố làm việc. Nhiều em đã lợi dụng chính sách có lợi này để đi học bằng kinh phí của địa phương nhưng lại không quay về phục vụ lại địa phương. Rõ ràng chính sách như vậy không hiệu quả”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết.

Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho rằng, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại các địa phương khó khăn là chính sách tốt, cần đẩy mạnh, song khi triển khai cần tính toán để có cách làm hiệu quả.

Bên cạnh đó, chính các địa phương cử người đi học cũng cần có các chính sách đãi ngộ hiền tài, lương thưởng phù hợp, phát triển các khu công nghiệp, chế xuất, tạo cơ hội việc làm đa dạng cho lao động. Tránh đào tạo xong, khi về địa phương lại được đưa vào làm việc tại các phòng ban, hành chính, không phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn, hạn chế khả năng phát triển của chính nguồn nhân lực trẻ này./.

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV