tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đậu mùa khỉ, khẩn cấp vì quá nhiều ẩn số

Chia sẻ: 

31/07/2022 - 16:50:00


Ngày 23/7, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ.

 

 

 

Tuy rằng phát biểu với báo giới, ông Tedros nhận định mối đe dọa của bệnh đậu mùa khỉ “hiện ở mức độ vừa phải trên toàn cầu, ngoại trừ ở châu Âu là mức cao”. Ông Tedros cũng cho rằng với những công cụ hiện nay chúng ta có thể kiểm soát dịch bệnh bùng phát và ngăn chặn sự lây nhiễm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử WHO, Tổng giám đốc tổ chức này đã đưa ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu mà chưa có sự đồng thuận từ các hội đồng chuyên gia của WHO.

Trong khi nhiều chuyên gia y tế cho rằng đậu mùa khỉ vẫn nằm trong tầm kiểm soát và số ca lây nhiễm cũng không quá nhiều, thì việc Tổng Giám đốc WHO ra tuyên bố khẩn cấp lập tức được dư luận chú ý.

Cụ thể là khi ông Tedros ban bố tình trạng khẩn cấp nhưng hội đồng chịu trách nhiệm cố vấn chưa đạt được đồng thuận.

Thông thường, các cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp (EC) về Quy định Y tế quốc tế (IHR) của WHO sẽ đưa ra một kết luận cụ thể nhằm cung cấp cho Tổng Giám đốc WHO cơ sở để quyết định một dịch bệnh mới nổi nào đó có nên được tuyên bố là PHEIC - Tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế, hay không.

Biểu hiện lâm sàng rõ nhất của bệnh đậu mùa khỉ.  

Biểu hiện lâm sàng rõ nhất của bệnh đậu mùa khỉ.  

Tiềm ẩn nhiều bất ổn

PHEIC là mức cảnh báo cao nhất của WHO, một ví dụ của PHEIC chính là Covid-19. Với đậu mùa khỉ, Tổng Giám đốc WHO đã tuyên bố PHEIC dù Ủy ban khẩn cấp vẫn chưa đồng thuận được dịch bệnh này có nên là một PHEIC hay không.

Nhưng ông Tedros cũng có cái lý của riêng mình. Ông cho biết cho dù chưa đạt được đồng thuận của các hội đồng tham mưu nhưng cũng đã xem xét nghiêm túc các yếu tố, trong trường hợp này rất đáng chú ý là thông tin cho thấy virus đã lây lan nhanh chóng đến nhiều quốc gia mà trước đây chưa từng có bệnh này. Nếu không hành động nhanh, hành động mang tính toàn cầu thì sẽ rất nguy hiểm.

Người đứng đầu WHO còn cho biết, việc có quá nhiều ẩn số đậu mùa khỉ cũng tiềm ẩn nhiều bất ổn, chúng ta cũng không nhất thiết đợi đến lúc giải mã được tất cả những ẩn số ấy mới ra quyết định. Lúc ấy, rủi ro đối với sức khỏe con người sẽ tăng lên.

Ông Tedros nói: “Tóm lại, chúng ta có một đợt bùng phát lan nhanh khắp thế giới, thông qua các phương thức lây truyền mới mà chúng ta hiểu quá ít và đã đáp ứng các tiêu chí trong Quy định Y tế quốc tế nên tuyên bố đậu mùa khỉ là PHEIC là cần thiết”.

Ông Tedros cũng cho biết lời khuyên từ Ủy ban khẩn cấp (EC) chỉ cấu thành 1 trong 5 yếu tố mà Tổng Giám đốc được yêu cầu xem xét. 4 yếu tố còn lại là: Thông tin được cung cấp bởi các quốc gia; Các tiêu chí đã được đáp ứng để tuyên bố tình trạng khẩn cấp; Các nguyên tắc khoa học, bằng chứng và thông tin liên quan khác; Nguy cơ đối với sức khỏe con người.

Như vậy, đây là lần thứ 7 trong lịch sử, một PHEIC được tuyên bố, sau cúm đại dịch H1N1 (năm 2009, cúm lợn), hai lần Ebola (2013-2015 ở Tây Phi, 2018-2020 ở Congo), bại liệt (2014 cho đến nay), Zika (2016) và Covid-19 (2020 đến nay).

Tên gọi “bệnh đậu mùa khỉ” là do được phát hiện lần đầu tiên ở loài khỉ và có liên quan đến virus đậu mùa chết người, song nó ít nghiêm trọng hơn. Sau khi Tổng Giám đốc WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp với đậu mùa khỉ, Hãng AFP (Pháp) đã điểm lại các mốc thời gian kể từ căn bệnh này lần đầu tiên xuất hiện ở châu Phi vào những năm 1970 cho đến nay.

- Năm 1970: Ca mắc đầu tiên ở người. Người đầu tiên được xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ là một cậu bé 9 tuổi ở Zaire (nay là Cộng hòa Dân chủ Congo) vào năm 1970. Sau đó, nó đã trở thành bệnh đặc hữu tại các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Tây Phi, với việc 11 quốc gia khu vực ghi nhận các trường hợp mắc bệnh.

- Tháng 6/2003: Lần bùng phát đầu tiên đậu mùa khỉ ngoài châu Phi, phát hiện tại Mỹ. Theo giới chuyên gia, đợt lây nhiễm đó đã bùng phát sau khi những loài gặm nhấm được nhập khẩu Ghana truyền virus cho loài cầy thảo nguyên ở Mỹ. vào thời điểm đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) báo cáo 87 trường hợp mắc bệnh, song không có ca tử vong nào.

- Tháng 5/2022: Tăng đột biến ngoài châu Phi, với hầu hết bệnh nhân là những người đồng tính nam. Tới nay đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Cuối tháng 5/2022, bắt đầu tiêm phòng, với Mỹ đi đầu (ngày 23/5). 3 ngày sau (28/5) Liên minh châu Âu (EU) công bố kế hoạch mua vaccine tập trung, tương tự cách đã làm với vaccine Covid-19.

- Tháng 6/2022: Các chuyên gia của WHO đã họp nhóm vào ngày 23/6 để thảo luận về mối đe dọa của đậu mùa khỉ, nhưng quyết định không phải là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

- Tháng 7/2022: Ngày 14/7, CDC Mỹ cho biết đã có ít nhất 11.000 trường hợp mắc đậu mùa khỉ tại 60 quốc gia, nơi virus này hiếm khi được tìm thấy. Hầu hết các trường hợp là ở châu Âu, Mỹ và Canada. Ngày 20/7, Tổng Giám đốc WHO thông báo từ đầu năm đến thời điểm đó có trên 16.000 người tại hơn 78 quốc gia/vùng lãnh thổ mắc đậu mùa khỉ, với 5 trường hợp tử vong ở châu Phi. Ngày 23/7, Tổng giám đốc WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

- Ngày 27/7/2022: Thêm 6 quốc gia phát hiện ca mắc mới, nâng tổng số lên 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch bệnh đậu mùa khỉ.

4 nhóm quốc gia và khuyến cáo

Sau khi tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, Tổng Giám đốc WHO đã đưa ra khuyến nghị tạm thời cho các nhóm quốc gia thành viên khác nhau, dựa trên tình hình dịch tễ học, kiểu lây truyền và khả năng ứng phó. Theo đó, WHO chia các quốc gia thành 4 nhóm. Nhóm 1 gồm các quốc gia không có lịch sử bùng phát đậu mùa khỉ ở người hoặc không phát hiện trường hợp nào trong hơn 21 ngày.

Các quốc gia nhóm 1 được khuyến nghị kích hoạt hoặc thiết lập các cơ chế phối hợp đa ngành để sẵn sàng ứng phó và ngăn chặn dịch đậu mùa khỉ; lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm tránh kỳ thị và phân biệt đối xử nhằm thúc đẩy hành vi tự nguyện báo cáo và tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, cần thiết lập và tăng cường giám sát dịch tễ học.

Nhóm 2 là các quốc gia đã có các trường hợp đậu mùa khỉ nhập cảnh hoặc lây truyền cộng đồng từ người sang người gần đây. Nhóm này cần thực hiện các phản ứng phối hợp nhằm ngăn chặn lây nhiễm; hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng; bảo vệ đối tượng nguy cơ (người suy giảm miễn dịch, trẻ em và phụ nữ mang thai).

Nhóm 3 là các quốc gia đã biết hoặc nghi ngờ sự lây truyền căn bệnh này ở loài khỉ hay bất cứ loài động vật nào khác, bao gồm các quốc gia mới bị ảnh hưởng. Các nước thuộc nhóm 3 ngoài các biện pháp y tế công cộng cần thiết cho cộng đồng, còn cần tăng cường các biện pháp nghiên cứu, kiểm soát dịch bệnh ở động vật hoang dã lẫn vật nuôi, thú cưng được bày bán, theo dõi xem có lây truyền ngược từ người sang động vật hay không.

Nhóm 4 là các quốc gia thành viên có năng lực sản xuất các biện pháp ứng phó y tế như vaccine, các công cụ liên quan đến việc chẩn đoán/xét nghiệm và các phương pháp điều trị.

WHO cũng đưa ra các triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm: sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Phát ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh ra những người xung quanh trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2- 4 tuần). Các vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng người bệnh cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus có thể lây qua nước bọt.

WHO cũng khuyến cáo, với bệnh đậu mùa khỉ, các triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2- 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Vì vậy, nếu người dân nghi ngờ có những triệu chứng có thể là bệnh đậu mùa khỉ hãy liên lạc với nhân viên y tế để được tư vấn; báo cho cơ quan y tế biết nếu có tiếp xúc gần với người bị nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ; để tránh lây lan ra cộng đồng.

Cho dù bệnh đậu mùa khỉ có thể tự biến mất mà không cần điều trị, nhưng nó dễ lây lan ra cộng đồng và ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng, thậm chí tử vong. Với trẻ sơ sinh, trẻ em và người có bệnh nền là suy giảm miễn dịch có thể có nguy cơ gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn. Các biến chứng nặng bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ bao gồm: nhiễm trùng da, viêm phổi, lú lẫn, và nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mất thị giác.

Theo WHO, người đã tiêm vaccine ngừa đậu mùa có nhiều khả năng được bảo vệ ở mức độ nhất định trong phòng ngừa nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, ở những người trẻ tuổi ít có khả năng này vì hoạt động tiêm phòng đậu mùa đã chấm dứt trên toàn thế giới sau khi bệnh đậu mùa đã trở thành bệnh ở người đầu tiên được thanh toán vào năm 1980. Ngay cả khi người đã được tiêm phòng đậu mùa sẽ được bảo vệ ở mức độ nhất định chống bệnh đậu mùa khỉ nhưng họ vẫn cần thực hiện các biện pháp đề phòng để bảo vệ bản thân và người khác.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV