tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đề xuất tăng trợ cấp xã hội cùng thời điểm cải cách tiền lương 

Chia sẻ: 

22/01/2024 - 16:10:00


 

Hiện mức chuẩn trợ cấp xã hội hiện rất thấp, chỉ đạt 24% so với chuẩn nghèo khu vực nông thôn của giai đoạn 2021 - 2025. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Cùng với cải cách tiền lương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất tăng chuẩn trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng hoặc 750.000 đồng. 

Hiện nay, đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng là hơn 3,3 triệu đồng và khoảng 400.000 người tâm thần nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không tự phục vụ đang được ngân sách trợ cấp hàng tháng khoảng 28.000 tỷ đồng/năm, trong đó, bao gồm trợ cấp, hỗ trợ chăm sóc, bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, chính sách mới hỗ trợ được một phần nhu cầu thiết yếu tối thiểu của những đối tượng trên như cơm ăn, áo mặc, điện nước sinh hoạt, đảm bảo cuộc sống.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), hiện mức chuẩn trợ cấp xã hội hiện rất thấp, chỉ đạt 24% so với chuẩn nghèo khu vực nông thôn của giai đoạn 2021 - 2025 (1,5 triệu đồng/tháng) và 20% so với lương cơ sở từ 1/7/2023 (1,8 triệu đồng/tháng).

Bộ LĐTBXH đã xây dựng phương án, lấy ý kiến bộ ngành, đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu, bố trí tăng nguồn lực dành cho đối tượng này, phù hợp với điều kiện ngân sách trong bối cảnh cải cách tiền lương.

Khi cải cách tiền lương, khoảng cách giữa chuẩn trợ giúp xã hội sẽ tiếp tục được gia tăng. Do đó, ông Tô Đức, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH cho biết đã báo cáo Bộ LĐTBXH, các cấp có thẩm quyền sẽ có lộ trình nâng mức trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội. Đồng thời, sẽ rà soát để xác định, hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội đối với một số nhóm đối tượng đã được quy định.

Việc nâng mức trợ cấp tuân theo một số nguyên tắc. Trước tiên, chúng ta thiết kế chính sách phù hợp với khả năng bố trí ngân sách và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tiếp đến, hướng đến mục tiêu bảo đảm mức sống tối thiểu cho nhóm đối tượng như có cơm ăn, áo mặc, nhu cầu về điện nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, là những nhu cầu sử dụng dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục…

Theo ông Tô Đức, Bộ LĐTBXH đã trình Trung ương ban hành Nghị quyết 42 năm 2023 về đổi mới, nâng cao chính sách xã hội. Tư tưởng cốt lõi là an sinh toàn diện, toàn dân, bằng chính sách nhiều tầng, nhiều lớp để hỗ trợ người dân như chính sách bảo hiểm xã hội, việc làm.

Trợ giúp xã hội chỉ là tầng cuối của hệ thống an sinh. Khi người khó khăn nhất lọt qua các lưới trên thì tầng cuối đóng vai trò điểm tựa cuối cùng, "bà đỡ" cho người dân có mức sống tối thiểu.

Một số nước có sàn an sinh xã hội để xác định an sinh tối thiểu người dân. Nghị quyết 42 cũng nêu sàn an sinh quốc gia.

"Chúng tôi hướng tới sàn có tiêu chí cụ thể, người dân ở ngưỡng nào, thì có gói an sinh xã hội phù hợp được kích hoạt. Những trường hợp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai, gặp tai nạn dẫn đến khuyết tật vĩnh viễn, không còn khả năng lao động... thì hỗ trợ dài hơi ra sao...", ông Tô Đức cho hay.

Thúc đẩy chi trả an sinh không dùng tiền mặt

Cũng theo ông Tô Đức, Bộ LĐTBXH, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước và các địa phương đang thúc đẩy chi trả an sinh không dùng tiền mặt. Hiện nhóm bảo trợ xã hội, người có công và nhóm chính sách khác khoảng 5 triệu người. Trong đó khoảng 20% người dân đã đăng ký tài khoản tín dụng ngân hàng để nhận chi trả trợ cấp.

Từ nay đến Tết Nguyên đán 2024, Bộ LĐTBXH và Bộ Công an sẽ phân loại dữ liệu các nhóm hưởng trợ cấp. Công an cấp xã, phường sẽ vận động, hướng dẫn người dân mở tài khoản thanh toán qua phần mềm VNeID, đồng thời rà soát, liên thông dữ liệu cho ngành lao động - thương binh và xã hội.

Ngành sẽ thí điểm ở 5 thành phố lớn có hạ tầng chi trả thuận lợi, sau đó tiến tới các nơi vùng sâu, vùng xa, địa lý khó khăn.

Việc thực hiện này sẽ có lộ trình, bước đi phù hợp vì chi trả không dùng tiền mặt liên quan đến hạ tầng đồng bộ, người dân có rút được tiền nhanh chóng không. Căn cứ thực tiễn, các địa phương sẽ đề xuất giải pháp cụ thể.

Việc mở tài khoản ngân hàng là quyền của người dân nhưng để thúc đẩy chi trả không dùng tiền mặt, chính quyền cơ sở phải tăng cường tuyên truyền, nói cho người dân hiểu tính ưu việt, lợi ích của chi trả qua thẻ ngân hàng. Việc triển khai vấn đề này không làm theo phong trào, tuyệt đối không áp đặt, không ép buộc.

Theo đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chuẩn trợ cấp mỗi tháng (áp dụng từ 1/7/2021) Nếu tăng lên 500.000 đồng/tháng, ngân sách dự kiến chi khoảng 37.000 tỷ đồng/năm. Nếu thực hiện từ 1/7/2024, kinh phí phát sinh 4.700 tỷ đồng.

Còn phương án tăng lên 750.000 đồng, ngân sách dự kiến chi 54.000 tỷ đồng/năm. Nếu thực hiện từ 1/7/2024, kinh phí bố trí thêm khoảng 13.000 tỷ đồng.

Nhóm bảo trợ xã hội bao gồm những người trên 80 tuổi không có lương hưu, người khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em bị bỏ rơi…

Theo VTV
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV