tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đoàn kết - nền móng của mọi thắng lợi

Chia sẻ: 

02/09/2023 - 10:47:00


Đoàn kết dân tộc luôn chiếm vị trí quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và đã được Người kế thừa, phát huy để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam làm nên những thắng lợi vĩ đại.
 

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng giá trị của tinh thần đoàn kết và đoàn kết dân tộc. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp các cháu thiếu nhi dũng sĩ miền Nam tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: TTXVN 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách vô cùng quý giá, là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách để đi đến thành công, từ đó, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. 

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống quý báu của dân tộc được các thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy giá trị.

Thực tế hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước cho thấy, đoàn kết đã trở thành một động lực to lớn, một hành động thiết thực để dân tộc ta vượt qua mọi thử thách và phát triển bền vững.

Không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân

Trên nền tảng giá trị được hun đúc bởi truyền thống lịch sử của cha ông, đoàn kết dân tộc đã sớm hình thành, luôn chiếm vị trí quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và đã được Người kế thừa để phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong đường lối lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đây cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là một bộ phận quan trọng hợp thành hệ thống tư tưởng của Người.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng giá trị của tinh thần đoàn kết và đoàn kết dân tộc. Với nhãn quan chính trị sắc bén, cùng với tầm nhìn, sự nhận thức đúng đắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống quan điểm về đại đoàn kết dân tộc.

Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò của đoàn kết dân tộc. Đầu năm 1955, tại Hội nghị Đại biểu Mặt trận Liên - Việt toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”.

Từ quan điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc và khẳng định đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài và là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng để phát huy sức mạnh của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn kết làm ra sức mạnh, là sức mạnh, là cội nguồn, là then chốt của sự thành công: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu, là đường lối chiến lược quyết định sự thành công của cách mạng Việt Nam.

Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa đoàn kết và thành công. Có đoàn kết mới có thắng lợi. Càng gặp kẻ thù lớn, càng gặp khó khăn, thử thách, thì lại càng phải đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi và vững chắc để giành thắng lợi. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người nhận thức sâu sắc đoàn kết không chỉ tạo nên sức mạnh, mà còn là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới việc sống - còn, thành - bại, được - mất trong các cuộc đấu tranh chống mọi kẻ thù. “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”.

Để lý giải việc một nước Việt Nam nghèo nàn và lạc hậu lại có thể đương đầu, đánh bại những thế lực lớn và hiện đại, Người nói: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: quyết không làm nô lệ, chỉ có một ý chí: quyết không chịu mất nước, chỉ có một mục đích: quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng lòng của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”.

Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu, là đường lối chiến lược quyết định sự thành công của cách mạng Việt Nam.

 

Từ đó, Người cho rằng, đoàn kết trong Đảng là tiền đề cho đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để đoàn kết quốc tế. Đó là đường lối chiến lược kết hợp sức mạnh đại đoàn kết dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo thành sức mạnh to lớn làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho mọi thế hệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Thứ ba, đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết toàn dân bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng, đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các cá nhân yêu nước, kiều bào, kể cả những người đã lầm đường, lạc lối nhưng biết hối cải trở về. Nói cách khác, theo Người, khối đại đoàn kết dân tộc bao gồm “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”, gắn với chiến lược: “Toàn dân đoàn kết nhất trí thì chúng ta nhất định xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tự do, giàu mạnh”.

Thứ tư, “trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân”. Đây được coi là nguyên tắc trong tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để làm tốt đại đoàn kết toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc phải tin vào dân, dựa vào dân, vì lợi ích của dân để đoàn kết toàn dân, phát động các phong trào thi đua yêu nước trong lao động, học tập, sản xuất và chiến đấu. Phải đoàn kết lâu dài, rộng rãi, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo trong một mặt trận thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng để “đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”.

Bên cạnh đó, Người luôn khuyến khích: “Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.

Coi trọng phương pháp tuyên truyền trong vận động nhân dân

Trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần đạo đức khoan dung, độ lượng, trân trọng phần thiện để quy tụ, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng gắn với sự chân thành, thẳng thắn, thân ái giúp nhau cùng tiến bộ.

Trên cơ sở nguyên tắc đoàn kết toàn dân là sức mạnh, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng phương pháp tuyên truyền trong vận động nhân dân. Nội dung tuyên truyền phải đáp ứng đúng nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân và yêu cầu của thực tiên cách mạng, phù hợp với từng đối tượng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo, với yêu cầu đòi hỏi: “Cương lĩnh tuyên truyền phải hết sức giản đơn, ai ai cũng hiểu được, nhớ được. Đoàn kết, đánh địch, cứu nước, chỉ 6 chữ ấy thôi là đủ”.

Để làm được điều đó, Người yêu cầu, Đảng phải chăm lo xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; Đảng phải làm cho Nhà nước thật sự là của dân, do dân, vì dân. Không ngừng cải cách bộ máy hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước quản lý bằng pháp luật. “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đày tớ trung thành của nhân dân. Chính phủ chỉ có một mục đích là: hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Trong đó, lấy Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm cầu nối gắn kết để toàn Đảng, toàn dân thực hiện tốt đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đồng lòng, đồng thuận mới có thể biến nguy thành cơ

Bác đã đi xa, nhưng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người luôn được phát huy ngày càng sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là mỗi khi đất nước bước vào những giai đoạn thử thách đầy gian nan, tư tưởng đó lại càng được nâng cao giá trị.

Nếu trước kia, trong thư “Kính cáo đồng bào”, ngày 6/6/1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết để đánh đuổi Pháp, Nhật: “Chúng ta phải đoàn kết lại…”, việc cứu nước là việc chung của mọi người Việt Nam, ai cũng gánh một phần trách nhiệm, thì nay, trước những thách thức chưa từng có trong tiền lệ, đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần, để vượt qua và chiến thắng, chỉ có thể đoàn kết đồng lòng, đồng thuận mới có thể biến nguy thành cơ. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà” vẫn còn nguyên giá trị.

Theo Đầu tư
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV