tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đón Tết Nguyên đán truyền thống cùng các quốc gia châu Á

Chia sẻ: 

03/02/2022 - 20:38:00


Từ Việt Nam, Malaysia, Singapore đến Trung Quốc,... mỗi quốc gia sẽ có một cách riêng để chào đón năm mới với những truyền thống từ nghìn đời.

Tết Nguyên  đán có thể được coi là lễ hội lớn và quan trọng nhất đối với những quốc gia sử dụng Âm lịch. Từ xa xưa, Tết Nguyên đán đã không còn giới hạn ở Trung Quốc mà đã mở rộng ra khắp châu Á. Mỗi quốc gia, khu vực, và thậm chí cả các tiểu vùng đều có truyền thống riêng, cho thấy sự đa dạng văn hóa của cộng đồng người châu Á.

Ngày Tết Nguyên đán ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Elle.  
Ngày Tết Nguyên đán ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Elle.  

Trung Quốc

Đối với Trung Quốc, Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Theo một truyền thuyết, một con quái vật tên là Nian sẽ đến vào mỗi đêm Giao thừa. Hầu hết mọi người sẽ trốn trong nhà. Tuy nhiên, có một cậu bé đã dũng cảm chống lại con quái vật bằng cách sử dụng pháo. Ngày hôm sau, người dân ăn mừng sự sống sót của họ bằng cách đốt thêm pháo. Từ đó đốt pháo đã trở thành một phần quan trọng trong ngày Tết ở Trung Quốc.

Pháo cũng được cho là khiến lũ quái vật sợ hãi và xua đuổi xui xẻo. Vì vậy, mọi người sẽ đốt pháo trong đêm Giao thừa và vào buổi sáng mùng 1 Tết để chào năm mới và chúc nhau mọi điều may mắn. Vào ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, trẻ em sẽ nhận được bao lì xì đỏ. Số tiền này mang ý nghĩa chuyển vận may từ những người lớn tuổi sang những đứa trẻ.

Hầu hết người Trung Quốc sẽ ăn bánh bao trong bữa cơm tất niên hoặc trong bữa sáng đầu tiên của năm mới. Trái lại, ở miền Nam người dân thường ăn nem rán hoặc bánh trôi tàu, mang ý nghĩa đoàn tụ. Có một câu nói rằng: “Phi tửu bất thành lễ” (Không có lễ hay nghi thức nào mà không có rượu), chính vì thế rượu là thức uống đặc trưng không thể thiếu đối với người Trung Quốc trong dịp Tết.

Đèn lồng đỏ sáng rực rỡ tại đền Thean Hou ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Korea Times.  
Đèn lồng đỏ sáng rực rỡ tại đền Thean Hou ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Korea Times.  

Malaysia

Giống với Trung Quốc, truyền thuyết Malaysia kể lại rằng, Tết Nguyên đán tại đây bắt nguồn từ cuộc chiến của con người với con quái vật thần thoại tên là Nian. Con quái vật này sẽ xuất hiện vào ngày đầu tiên của năm mới để ăn thịt vật nuôi, cây trồng và thậm chí là cả con người. Chính vì vậy, người dân thường để thức ăn trước nhà vào dịp Tết với hy vọng Nian sẽ không tấn công con người. Cũng theo truyền thuyết, Nian rất sợ màu đỏ và tiếng ồn. Vì thế vào mỗi ngày đầu tiên của năm mới, người dân sẽ treo đèn lồng đỏ trên cửa sổ và đốt pháo để đuổi Nian đi.

Đêm trước năm mới, người Malaysia sẽ ăn một bữa tất niên lớn được gọi là “Bữa ăn Đoàn tụ”. Đối với Malaysia vào dịp Tết, cam và quýt được xem là một biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn nên người dân thường sẽ dùng loại quả này để làm quà tặng năm mới. Múa lân cũng là nét văn hóa không thể thiếu trong dịp Tết tại quốc gia này, với những màn biểu diễn sôi động cùng rất nhiều chũm chọe, cồng chiêng, người dân sẽ cùng nhau ca hát, nhảy múa vào ban ngày và xem bắn pháo hoa vào ban đêm.

Người dân Hàn Quốc sẽ mặc Hanbok trong dịp Seollal và chơi trò chơi dân gian. Ảnh: Korea Times.  
Người dân Hàn Quốc sẽ mặc Hanbok trong dịp Seollal và chơi trò chơi dân gian. Ảnh: Korea Times.  

Hàn Quốc

Seollal hay còn gọi là Tết Nguyên Đán của người Hàn Quốc được xem là một trong ba dịp lễ lớn nhất của xứ sở kim chi, bên cạnh Tết Trung thu và Tết Đoan ngọ. Từ ‘seol’ có nghĩa là khác lạ, vì thế chúng ta có thể hiểu ‘Seollal’ là sự lạ lẫm trong năm mới hay là những ngày lạ lẫm. Hầu hết người Hàn đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc – Hanbok, vào những ngày Tết. Họ thường mặc Hanbok để thực hiện các nghi lễ cúng bái tổ tiên và chơi các trò chơi dân gian.

Tteokguk là món ăn đặc trưng trong dịp Tết của Hàn Quốc. Đây là món canh bánh gạo truyền thống được nấu từ bánh gạo, thịt bò, trứng và rau. Người Hàn Quốc tin rằng ăn ‘tteokguk’ trong ngày đầu năm mới tượng trưng cho việc thêm 1 tuổi, đồng thời cũng cầu mong được mạnh khỏe và sống lâu. Trong những ngày Tết, người dân đều treo chiếc xẻng rơm ‘Bokjori’ trước cổng nhà với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.

Khu phố Trung Hoa ở Philippines trang hoàng chào đón Tết Nguyên đán 2022. Ảnh: Rove.  
Khu phố Trung Hoa ở Philippines trang hoàng chào đón Tết Nguyên đán 2022. Ảnh: Rove.  

Philippines

Trong những ngày Tết Nguyên đán, người dân Philippines thường đến những ngôi chùa và nhà thờ để cầu cho một năm mới may mắn, an lành, thịnh vượng. Món ăn đặc trưng trong dịp Tết ở Philippines là món bánh gạo ngọt (Tikoy). Loại bánh này được làm từ gạo nếp, trộn cùng mỡ lợn, đường và nước, sau đó trộn chung với trứng gà và mang đi chiên. Chính sự hoà quyện của các nguyên liệu đã tạo nên ý nghĩa cho Tikoy, một món bánh mang ý nghĩa cầu chúc cho sự đoàn tụ, sum vầy.

Không khí Tết Nguyên đán năm 2022 tại Singapore. Ảnh: Rove.  
Không khí Tết Nguyên đán năm 2022 tại Singapore. Ảnh: Rove.  

Singapore

Tết Nguyên đán ở Singapore cũng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Vào ngày 23 tháng Chạp, người dân quốc đảo Sư Tử cũng sẽ tiễn ông Táo về trời. Điều khác biệt duy nhất là họ thường thoa một chút đường, mật ong và rượu lên môi của hình nộm ông Táo và đốt. Phong tục này mang ý nghĩa rằng, ông Táo sẽ báo cáo những điều tốt đẹp nhất tới Ngọc Hoàng và cầu cho gia chủ gặp nhiều may mắn suốt cả năm.

Singapore rất ưa chuộng hai loại quả là quýt và dứa trong dịp Tết. Theo truyền thống, quýt có màu cam rực rỡ, theo tiếng Quảng Đông có nghĩa là vàng, thể hiện sự sung túc. Do đó, vào những ngày đón năm mới người Singapore không trưng hoa đào, hoa mai mà thay vào đó sẽ là cây quýt. Bên cạnh đó, dứa theo tiếng Phúc Kiến khá giống với từ ‘vượng lai’, nghĩa là phú quý tới. Vào ngày Tết Nguyên đán ở Singapore, hai món ăn truyền thống nổi tiếng nhất không thể thiếu được đó là Yumcha – tên gọi của các món điểm tâm mang ý nghĩa thành công và may mắn, và gỏi Yusheng.

Múa lân là nét văn hóa không thể thiếu ở Thái Lan ngày Tết Nguyên đán. Ảnh: CNN.  
Múa lân là nét văn hóa không thể thiếu ở Thái Lan ngày Tết Nguyên đán. Ảnh: CNN.  

Thái Lan

Trên thực tế, ngày Tết cổ truyền của Thái Lan là ‘Songkran’ theo Phật giáo, hay còn được gọi là Lễ hội té nước. Tuy nhiên, khoảng 14% dân số Thái Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc, chính vì vậy Tết Nguyên đán của người Hoa cũng được du nhập vào quốc gia này. Tết Nguyên đán thường được tổ chức trên khắp đất nước, đặc biệt ở những khu vực đông người Hoa sinh sống, chẳng hạn như thủ đô Bangkok và đảo Phuket. Vô số lễ hội hóa trang truyền thống, múa lân, bắn pháo hoa sẽ diễn ra trên những con phố được trang trí rực rỡ với đèn lồng đỏ. Món ăn đặc trưng trong ngày Tết của người Thái gốc Hoa được gọi là Khanom – loại bánh ngọt truyền thống của Thái Lan.

Đài Loan trang hoàng chào đón Tết Nguyên đán 2022. Ảnh: Kembel.  
Đài Loan trang hoàng chào đón Tết Nguyên đán 2022. Ảnh: Kembel.  

Đài Loan

Giống như Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác, Đài Loan cũng đón Tết Nguyên Đán và có truyền thống tiễn ông Táo về trời. Vào ngày 24 tháng Chạp, người dân sẽ soạn mâm cúng gồm một số lễ vật như 3 món tam sinh: chè trôi nước, kẹo đậu phộng, kẹo mè đen,… Đối với họ, mâm lễ bắt buộc phải có đầy đủ các loại kẹo để thể hiện sự đong đầy. Trong phong tục đón Tết Nguyên đán, người dân sẽ thường mặc trang phục truyền thống hoặc những bộ đồ mới vào ngày mùng 1 Tết.

Gia đình và bạn bè thường sẽ cùng nhau ăn bánh dứa để chào đón năm mới, vì trong phương ngữ Đài Loan, từ ‘dứa’ mang ý nghĩa là “may mắn sắp đến”. Đặc biệt người Đài Loan có phong tục ăn canh viên trong ngày Tết để thể hiện sự viên mãn, đầy đủ. Các lễ hội chính như Lễ hội thả đèn trời mang theo mong muốn, ý nguyện hạnh phúc; Lễ hội đốt pháo cầu nguyện thần linh giúp đỡ hay các chợ đêm truyền thống đều góp phần tạo nên một không khí Tết rực rỡ tại Đài Loan. 

Gia đình sẽ tụ họp để chào đón ngày Tết Tháng trắng ở Mông Cổ. Ảnh: Twisting Spokes.  
Gia đình sẽ tụ họp để chào đón ngày Tết Tháng trắng ở Mông Cổ. Ảnh: Twisting Spokes.  

Mông Cổ

Một trong hai dịp lễ lớn nhất của người Mông Cổ trong năm chính là Tết Âm lịch, hay còn được gọi với cái tên ‘Tết Tháng trắng’. Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng này, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, thay những bộ quần áo mới với ý nghĩa chào đón một khởi đầu mới ‘sạch sẽ’. Món ăn truyền thống trong Tết Tháng trắng chủ yếu là các món ăn được làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm trắng ăn cùng với sữa đông hoặc nho khô. Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc.

Trước giao thừa, những người đàn ông Mông Cổ sẽ thực hiện một nghi lễ quan trọng là lên một ngọn đồi hay núi gần đó để cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện, mỗi người chọn một hướng đi mà theo tử vi là hợp với họ để xuất hành. Việc xuất hành đầu năm này được cho là sẽ mang lại may mắn cho mọi người. Người dân sẽ thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng sau đó cùng nhau trò truyện, vui đùa và thưởng thức các món ăn truyền thống.

Ngày Tết Nguyên đán truyền thống ở Việt Nam. Ảnh: Vietnamplus.  
Ngày Tết Nguyên đán truyền thống ở Việt Nam. Ảnh: Vietnamplus.  

Việt Nam

Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Ngày Tết Việt Nam mang ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn của cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa giữa Thiên – Địa – Nhân.

Trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam luôn có 6 loại vật phẩm đặc trưng: “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Một trong những món ăn truyền thống ngày Tết đặc biệt nhất của người Việt Nam phải kể tới bánh chưng, bánh tét – loại bánh tượng trưng cho đất và trời. Đi chùa, hái lộc là những hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ cầu mong một năm mới may mắn, phúc lộc mà còn để bày tỏ tấm lòng thành kính đối với đức Phật và tổ tiên. Trong đêm giao thừa, khi đi chùa, người dân thường sẽ hái lộc để cầu may mắn và rước lộc vào nhà.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV