tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Giáo dục Đại học năm 2022: Năm bản lề đổi mới

Chia sẻ: 

01/01/2023 - 21:30:00


Năm 2022, giáo dục Đại học có một số điểm đáng chú ý, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh trong thời gian tới. Tuy vậy, chất lượng đào tạo cũng vẫn là vấn đề cần phải bàn, nhất là trong đào tạo sau đại học. 

Những luận án tiến sĩ "lạ"

Với những luận án tiến sĩ "lạ", năm 2022, có nghiên cứu sinh bảo vệ thành công, cũng có luận án bị hội đồng thẩm định đánh giá chưa đạt.

Giáo dục Đại học năm 2022: Năm bản lề đổi mới ảnh 1

Luận án tiến sĩ "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực"; thuộc ngành Công nghệ dệt, may, ĐH Bách khoa Hà Nội đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Sau gần 2 tháng gây xôn xao trên mạng xã hội, luận án tiến sĩ này đã được bảo vệ thành công trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường với 7/7 thành viên Hội đồng bỏ phiếu tán thành, trong đó có 3 phiếu xếp loại xuất sắc. Được biết, tác giả của luận án đã công bố 8 bài báo thể hiện kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó có một bài báo trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục Web of science, 3 bài báo quốc tế thuộc danh mục Scopus, 4 bài báo trên các tạp chí trong nước. Đây đều là các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín.

Tháng 5/2022, luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" được làm tại Viện Khoa học Thể dục thể thao cũng nhận được rất nhiều ý kiến. Trong đó, nhiều người cho rằng đề tài nghiên cứu nói trên không xứng tầm với một luận án tiến sĩ. Bộ GD&ĐT cũng cho biết trước khi luận án này xôn xao trên mạng xã hội, Bộ đã nhận được thông tin phản ánh những băn khoăn về đề tài này.

Bộ đã mời 3 chuyên gia thẩm định, kết quả là có 2/3 chuyên gia yêu cầu nghiên cứu sinh sửa lại nhiều nội dung của luận án, chuyên gia còn lại đánh giá luận án không đạt yêu cầu, nghiên cứu sinh cần làm lại và bảo vệ lại.

Điều chỉnh Quy chế tuyển sinh

Năm 2022, Bộ GD&ĐT đã đưa ra một số thay đổi trong kỹ thuật xét tuyển ĐH, trong đó có quy định thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển của tất cả phương thức xét tuyển vào hệ thống phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung. Sau đó, Bộ tổ chức lọc ảo chung trong lần 1 xét tuyển. Nhờ thế, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT đã có được hệ thống dữ liệu tin cậy, từ đó đưa ra được những nhận định lượng hóa về tuyển sinh đợt 1, trong đó có những nhận định thú vị liên quan tới thí sinh trúng tuyển ảo.

Chẳng hạn, phần lớn các em không “mặn mà” với các phương thức xét tuyển sớm.

Cụ thể, chỉ 35% đăng ký nguyện vọng 1 với các phương thức này. Trong số những em trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm, có 30% em không đăng ký nguyện vọng 1 bằng phương thức này.

Một con số thú vị khác cũng được Bộ GD&ĐT cung cấp, đó là chỉ có 28% thí sinh trúng tuyển thẳng (được các giải học sinh giỏi quốc gia, giải thưởng cuộc thi khoa học kỹ thuật…) xác nhận nhập học ngay. Nghĩa là có 72% thí sinh đã trúng tuyển thẳng đã không dùng quyền được tuyển thẳng, mà tiếp tục lựa chọn đăng ký xét tuyển.

Không những thế, sau khi lọc ảo, có những cơ sở đào tạo có tỷ lệ ảo gấp gần 6 lần (như Khoa Y dược, ĐH Đà Nẵng). Chỉ có các trường thuộc khối ngành công an, quân đội do chỉ xét tuyển nguyện vọng 1 nên không gặp phải hiện tượng ảo như các cơ sở đào tạo khác. Có tới 75% số trường ĐH có tỷ lệ nhập học vượt 80%, trong khi chỉ có 6% số trường ĐH có tỷ lệ nhập học dưới 50%.

Tuy vậy, do lần đầu điều chỉnh cách thức đăng ký xét tuyển nên các thí sinh và các trường ĐH đã rất lúng túng. Sau khi các trường ĐH công bố danh sách thí sinh trúng tuyển, hàng loạt thí sinh ngỡ ngàng vì từ đỗ trở thành trượt hoặc ngược lại. Đặc biệt có thí sinh đã phải viết đơn cầu cứu Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn vì rơi vào tình trạng lửng lơ không biết trúng tuyển trường nào. Bộ GD&ĐT đã phải có văn bản chỉ đạo các trường trực tiếp giải quyết các tình huống phát sinh để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Tất cả những vướng mắc, không thuận lợi trong quá trình triển khai đã được Bộ GD&ĐT ghi nhận, phân tích, để hoàn thiện quy trình tuyển sinh cho năm 2023 và các năm tiếp theo.

Chưa tăng học phí

Năm 2021, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Chính Phủ yêu cầu áp dụng chính sách học phí mới từ năm học 2022 – 2023.

Tuy nhiên, ngày 20/12/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 - 2023. Theo đó, Đối với học phí của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do cơ sở giáo dục đã ban hành theo quy định của Nghị định số 81

 

Gần 1.000 chương trình đào tạo được kiểm định

Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết Dữ liệu cập nhật đến ngày cuối tháng 11/2022, cho thấy, có 956 chương trình, bao gồm 582 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 374 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài.

Cả nước có 111 trường đại học, học viện với 578 chương trình đào tạo được đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong nước; 54 trường đại học với 374 chương trình đào tạo được đánh giá, công nhận bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài.

Về khối cao đẳng, cả nước có 4 trường cao đẳng với 4 chương trình giáo dục đào tạo ngành Giáo dục mầm non.

Chính sách tín dụng mới cho sinh viên

Quyết định 05/2022/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hiệu lực từ ngày 19/5/2022. Như vậy, từ năm 2022, sinh viên được vay tối đa 4 triệu đồng/ tháng để đi học. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng. Trước đó, mức vay vốn tối đa đối với học sinh, sinh viên là 2,5 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư số 22/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 - 2030.

Theo đó,Thông tư quy định sinh viên ngành Toán sẽ được xét cấp học bổng theo các tiêu chí quy định của Bộ GD&ĐT để thu hút và nâng cao chất lượng đối với sinh viên.

Mức học bổng đối với sinh viên chuyên ngành Toán là 2,4 triệu đồng/tháng; được cấp theo từng kỳ học và cấp 10 tháng trong năm học.

Theo Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV