tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Hải Dương công nhận ba địa danh du lịch mới

Chia sẻ: 

23/01/2022 - 15:59:00


UBND tỉnh Hải Dương quyết định công nhận 3 địa danh của TP.Hải Dương là điểm du lịch gồm 2 di tích lịch sử văn hóa là Đình-Đền Sượt; cụm chùa Đồng Ngọ, Miếu-Đình Cập Nhất và Bảo tàng tỉnh.

Triển khai thực hiện phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, TP.Hải Dương đã tập trung khai tác tiềm năng, thế mạnh du lịch, nhất là du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp. Để hoạt động du lịch của thành phố ngày càng khởi sắc, TP.Hải Dương đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng một số điểm du lịch: Điểm du lịch Chùa Động Ngọ và Miếu đình Cập Nhất, xã Tiền Tiến; Điểm du lịch Đền- Đình Sượt, phường Thanh Bình. Đây là 3 địa danh lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống nổi bật của thành phố và của tỉnh.

Chùa Động Ngọ được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 15/QĐ-BVHTT ngày 13/3/1974. Chùa Động Ngọ có tên nôm là: “Chùa Cập Nhất, Chùa Cửu Phẩm” chùa thờ Phật theo phái Đại thừa. Đây là một trong hai ngôi chùa cổ nhất Hải Dương. Chùa được Quốc sư Khuông Việt xây dựng vào năm 971 theo chiếu lệnh của vua Đinh Tiên Hoàng. Kiến trúc chùa: Tiền đường và Tam Bảo – Nhà Phẩm – Nhà Tổ, độc đáo nhất là Nhà phẩm và Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa đã được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2016.

Miếu – Đình Cập Nhất còn có tên gọi là Miếu – Đình Gọp, được Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cấp Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 337/QĐ-UBND ngày 22/01/2019. bao gồm các hạng mục như: Đình, Miếu, hai dải vũ và ngôi mộ thờ Thành hoàng Nguyễn Công Hoằng và Nguyễn Công Lại có công giúp vua Lý đánh giặc Tống. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật và di vật có giá trị gồm 4 ngai và bài vị thờ Thành hoàng, 1 kiệu bát cống, 7 bia đá và 6 sắc phong có niên đại từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn.

Đền Sượt, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương. Ảnh: Vũ Hoa
Đền Sượt, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương. Ảnh: Vũ Hoa

 

Di tích Đình – Đền Sượt được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 68/QĐ- BVHTT ngày 29 tháng 01 năm 1993. Đền Sượt có tên chữ “Thanh Cương linh từ” thờ danh tướng Vũ Hựu công thần thời Lê (1472-1520) có nhiều công lao giữ gìn và bảo vệ đất nước. Đền được xây dựng ngay sau khi Vũ Hựu qua đời (thế kỷ XVI), trên chính mảnh đất cũ của gia đình ông và được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Kiến trúc của Đền theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái là nét kiến trúc đặc sắc của ngôi đền.

 Đình Thanh Cương (Đình Sượt) nằm giữa làng Thanh Cương, di tích được dựng từ thời Lê, kiến trúc kiểu chữ đinh (J) gồm tiền tế 5 gian (3 gian hai chái, hậu cung 2 gian quay hướng Tây). Qua cổng tứ trụ bằng đá xanh là vào không gian di tích, sân rộng lát gạch Bát Tràng. Đặc biệt là Lễ hội Đình – Đền Sượt được mở mỗi năm một lần vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch. Tại Lễ hội tổ chức nhiều trò vui trong đó có trò đánh bệt (đánh hổ) là độc đáo và náo nhiệt nhất. Ngoài ra còn tổ chức hát chèo, chọi gà, đấu cờ, thi làm bánh giầy, nấu rượi hồng tửu, bơi chải, múa rối nước... Với những giá trị tiêu biểu đó, Lễ hội Đền – Đình Sượt được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được ghi danh và công nhận đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2723/QĐ-BVHTTDL ngày 30/9/2020.

Bảo tàng tỉnh Hải Dương được thành lập theo Quyết định số 13/TC ngày 15/6/1988 của Ủy ban tỉnh Hải Hưng với tên gọi là Bảo tàng tỉnh Hải Hưng. Sau hơn 2 năm cải tạo và thi công trưng bày, ngày 02/9/1990 Bảo tàng tỉnh Hải Hưng chính thức mở cửa đón khách tham quan. Năm 1997, sau khi tái lập tỉnh, Bảo tàng tỉnh Hải Hưng được đổi tên là Bảo tàng tỉnh Hải Dương. Hiện nay, Bảo tàng Hải Dương đang lưu giữ trên 50.000 đơn vị tài liệu hiện vật trong đó có nhiều tài liệu, hiện vật và nhiều bộ sưu tập quí như: súng thần công, gốm Cù Lao Chàm, gốm Chu Đậu, Cậy – Hợp Lễ đặc biệt là Bảo vật Quốc gia Trống đồng Hữu Chung. Đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá, phản ánh và làm rõ lịch sử hình thành, phát triển về bức tranh di sản văn hóa của tỉnh nhà. Bên cạnh trưng bày cố định Bảo tàng tỉnh Hải Dương không ngừng đổi mới hoạt động trưng bày chuyên đề và lồng ghép hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống, trò chơi dân gian thu hút đông đảo du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu và trải nghiệm.

Bảo tàng tỉnh Hải Dương thu hút du khách đến tham quan, học tập và trải nghiệm. Ảnh: Vũ Hoa
Bảo tàng tỉnh Hải Dương thu hút du khách đến tham quan, học tập và trải nghiệm. Ảnh: Vũ Hoa

 

Theo ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương thì, việc công nhận các điểm du lịch mới này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, người dân địa phương. Từ đó, hướng tới xây dựng và khẳng định thương hiệu du lịch của tỉnh trong thời gian tới.

UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu TP.Hải Dương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cơ quan, đơn vị quản lý có trách nhiệm thực hiện tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch, Luật Di sản và các văn bản pháp luật hiện hành.

Theo Đầu tư
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV