tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Hộ chiếu vaccine không phải ý tưởng mới, đã có từ thời dịch hạch

Chia sẻ: 

20/04/2021 - 19:17:00


Trong đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia đã bàn bạc về ý tưởng hộ chiếu vaccine, hy vọng đây sẽ là tấm vé mở đường cho tự do đi lại trên thế giới, giúp mọi người trở lại cuộc sống bình thường. Hộ chiếu vaccine tưởng như là ý tưởng mới nhưng thực ra, đã xuất hiện từ khi thế giới xảy ra đại dịch dịch hạch năm 1897.

  

Chú thích ảnh
Bệnh viện điều trị bệnh nhân dịch hạch ở Bombay cuối thế kỷ 19. Ảnh: livemint

Theo kênh CNN, hộ chiếu vaccine là bằng chứng tiêm chủng dành cho những ai đã tiêm vaccine COVID-19. Mặc dù hộ chiếu này dễ sử dụng nhưng cũng bị coi là có nguy cơ lộ thông tin cá nhân và không hiệu quả.

Cách đây hơn 120 năm, cũng đã từng xảy ra một cuộc tranh luận về bằng chứng tiêm chủng được sử dụng để đi lại. Chứng chỉ vaccine đầu tiên xuất hiện khi loài người đang chống chọi với bệnh dịch hạch.

Trong những năm 1890, chính phủ Ấn Độ thuộc Anh đã thực thi một loạt biện pháp nhằm nỗ lực ngăn chặn bệnh dịch hạch lây lan. Họ yêu cầu người dân muốn đi lại tự do phải chứng minh đã tiêm vaccine phòng dịch hạch, căn bệnh do vi khuẩn gây ra.

Tuy nhiên, người dân ở thuộc địa Ấn Độ thấy rằng chứng chỉ vaccine do chính phủ cấp là biện pháp can thiệp nhằm hạn chế họ đi lại và kiểm soát hoạt động của họ. Giới chức vất vả trong thực hiện yêu cầu này khi mà số người thực thi quá ít ỏi so với số người đi lại khắp Ấn Độ.

Chú thích ảnh
Tiến sĩ Waldemar Haffkine. Ảnh: CNN

Trong đại dịch dịch hạch toàn cầu những năm 1890, nhà khoa học đã bào chế thành công loại vaccine hiệu quả đầu tiên để phòng vi khuẩn gây dịch hạch là Tiến sĩ người Nga Waldermar Haffkine. Theo Rene Najera - nhà dịch tễ bệnh di truyền tại dự án Lịch sử Vaccine, ông Haffkine đã được giao nhiệm vụ ngăn chặn dịch hạch lây lan ở Ấn Độ.

Cuối cùng, ông Haffkine đã chế tạo thành công vaccine dịch hạch như đã làm với vaccine phòng bệnh tả. Vaccine dịch hạch được sử dụng ở Ấn Độ thuộc Anh. Ban đầu, ông tự tiêm cho bản thân và tù nhân ở một nhà tù Bombay.

Lúc bấy giờ, căng thẳng giữa giới chức chính phủ và người dân thuộc địa đã dâng cao và đạt đỉnh điểm vào năm 1897 – khi Đạo luật Dịch bệnh được thông qua. Đạo luật cho phép giới chức thực hiện các biện pháp y tế công cộng mà người dân coi là rất xâm phạm đời tư.

Giới chức y tế buộc bệnh nhân dịch hạch ra khỏi nhà bằng vũ lực dưới sự hỗ trợ của cảnh sát hoặc quân đội. Sau đó, họ đốt các khu nhà đầy rẫy chuột bọ vì chuột làm lây lan dịch hạch. Người dân cũng buộc phải mang theo chứng nhận tiêm chủng. 

Các biện pháp mà giới chức Anh thực hiện đã khiến bất ổn bùng phát khắp Ấn Độ. Các cuộc đình công và biểu tình thường biến thành bạo lực. Hậu quả là, nhiều người dân thuộc địa bắt đầu bỏ các trung tâm thành thị đông đúc để về ở những khu vực mà chính quyền thuộc địa hiện diện ít hơn. Vấn đề là khi họ di chuyển, họ mang theo bệnh dịch hạch.

Giới chức ở Ấn Độ thuộc Anh bấy giờ cũng rất lo ngại về các khu vực hành hương của người Hồi giáo và Hindu. Những nơi này có hàng nghìn người tập trung cùng lúc. Các cuộc hành hương là một phần thúc đẩy chính quyền thực hiện chứng nhận tiêm chủng. Chứng nhận tiêm chủng chỉ là một trong nhiều biện pháp mà chính quyền tìm cách thực hiện để ngăn chặn người dân ồ ạt rời thành phố và mang theo bệnh dịch.

Yêu cầu chứng nhận không thể ngăn cản người dân di chuyển. Chỉ riêng số lượng người di chuyển khắp Ấn Độ cũng cho thấy các biện pháp kiểm soát là không hiệu quả. Dù có yêu cầu trình chứng nhận nhưng việc thực thi lại lỏng lẻo hoặc gần như là bất khả thi. Nếu cứng rắn và ngăn cản người không có chứng chỉ ra khỏi thành phố, bạo lực sẽ xảy ra.

Trong đại dịch dịch hạch, người ta cũng bàn bạc về hộ chiếu vaccine đậu mùa. Khi có các đợt bùng phát đậu mùa ở Nam Á, nếu không có chứng nhận tiêm chủng, người dân ở đó không được lên tàu tới những nơi ví dụ như Aden, Vương quốc Anh hay Mecca. Khi đó, người dân đi tiêm phòng tại các trung tâm của chính phủ và được phát chứng nhận.

Vấn đề hộ chiếu vaccine còn khẩn cấp hơn trong nửa sau thế kỷ 20 khi có phương tiện đi lại bằng hàng không. Khi có máy bay, ai đó mắc đậu mùa có thể nhanh chóng và dễ dàng truyền bệnh tới châu Âu. Vì thế, trước khi lên máy bay, khách phải trình chứng nhận tiêm chủng đậu mùa. Ai có chứng nhận khả nghi sẽ bị cách ly bắt buộc tại sân bay.

Ý tưởng hộ chiếu vaccine ngày nay không mấy khác biệt. Đó là bằng chứng tiêm chủng dạng giấy hoặc kỹ thuật số, cho phép ai đó tiếp cận hay vào các địa điểm, ra nước ngoài. Hộ chiếu vaccine nhằm ngăn người chưa tiêm chủng tới nơi công cộng, đề phòng nguy cơ họ lây lan virus SARS-CoV-2, đồng thời “thưởng” cho những người đã tiêm cơ hội trở lại cuộc sống bình thường ở mức độ nào đó.

Chú thích ảnh
Một dạng chứng nhận vaccine sốt vàng da được WHO thông qua. Ảnh: NPR

Trước COVID-19, từng có “thẻ vàng” - hộ chiếu vaccine phòng sốt vàng da được lưu hành do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua năm 1969. Khi đó, người nào muốn nhập cảnh một số quốc gia nhất định phải trình bằng chứng tiêm phòng sốt vàng da và các bệnh khác. Nếu không có, họ không thể nhập cảnh những nước này. Sốt vàng da là căn bệnh duy nhất được đề cập trong Quy định Y tế Quốc tế của WHO. Tuy nhiên, WHO có thể khuyến nghị các nước dựa trên tình hình dịch bệnh. Ví dụ, WHO đang khuyến nghị Pakistan và Afghanistan yêu cầu người nhập cảnh tiêm vaccine bại liệt nếu họ chưa được tiêm hồi nhỏ. 

Nhiều quốc gia cũng đặt ra yêu cầu riêng về tiêm chủng. New Zealand và Australia yêu cầu chứng nhận tiêm chủng với bệnh sởi, quai bị và rubella với du khách trong đợt cao điểm tái bùng phát dịch sởi năm 2019.

Với các khuyến nghị của WHO, các quốc gia có thể thực thi hoặc làm theo hướng dẫn tùy theo cách riêng. Do đó, khó có thể nỗ lực xây dựng hộ chiếu toàn cầu trong trường hợp COVID-19 hiện nay. Không thực thể nào có quyền hạn tạo ra chứng nhận toàn cầu và tình hình hiện nay rất khó khăn khi có thể mất vài năm mọi người trên thế giới mới hoàn thành tiêm chủng vaccine COVID-19.

Ở Mỹ, quyền thực thi bằng chứng tiêm chủng thuộc về các bang và giới chức địa phương. Tuần trước, Nhà Trắng cho biết mặc dù chính quyền của ông Joe Biden ủng hộ thiết lập tiêu chuẩn để người dân chứng minh đã tiêm chủng vaccine COVID-19, nhưng Mỹ sẽ không phát hành hộ chiếu vaccine.

Chú thích ảnh
Ứng dụng Excelsior Pass của New York. Ảnh: CNN

Trong đại dịch COVID-19 từ tháng 3/2020, Mỹ phần lớn để cho các bang tự quyết định về các vấn đề như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội để giảm lây lan COVID-19. Trong trường hợp bang này cấm dùng hộ chiếu vaccine, bang kia lại khuyến khích thì Mỹ cũng sẽ không thể thực thi hộ chiếu vaccine.

Ví dụ, New York đang thử nghiệm hộ chiếu vaccine số là ứng dụng Excelsior Pass. Trong khi đó, thống đốc bang Florida và Texas đã ký lệnh cấm hộ chiếu vaccine vì lý do quyền riêng tư. Cả ba bang trên đều có số ca mắc COVID-19 thuộc hàng cao nhất nước.

Bài học lịch sử cho thấy áp dụng hộ chiếu vaccine sẽ không diễn ra suôn sẻ. Hộ chiếu vaccine khó thực thi trong những năm 1890 và nếu người dân các nước phản đối thì điều tương tự có thể xảy ra trong năm 2021 và thời gian sau đó.

Theo TTXVN/Tin Tức
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV