tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Khách hàng ngóng giảm lãi, giãn nợ

Chia sẻ: 

14/09/2021 - 16:38:00


Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7/9/2021. Một số khách hàng cá nhân và DN đánh giá, Thông tư 14 chưa tháo gỡ được hết những vướng mắc hiện nay. 

Chưa đáp ứng được kỳ vọng

So với quy định cũ, Thông tư 14 có 2 điểm mới đáng lưu ý. Đó là phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí bao gồm cả khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021, thay vì chỉ bao gồm các khoản nợ phát sinh đến trước ngày 10/6/2020 như quy định của Thông tư 03/2021/TT-NHNN (sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN). Ngoài ra, thời gian cơ cấu nợ được kéo dài thêm 6 tháng đến ngày 30/6/2022, thay vì đến ngày 31/12/2021 như trước đây.

Như vậy, các DN có nửa năm để xoay sở, ứng phó với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng, Thông tư 14 vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý.

Khi hay tin NHNN vừa ban hành Thông tư 14, mở rộng phạm vi các khoản nợ, được cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí đến trước ngày 1/8/2021, chị M.T liền liên hệ với ngân hàng. Tuy vậy, chị được nhân viên ngân hàng khuyên không nên thực hiện nếu vẫn còn khả năng trả nợ gốc và lãi vay.

“Hiện mỗi tháng tôi trả khoảng 4 triệu đồng cho nợ gốc, cộng thêm 6 triệu đồng tiền lãi, lãi giảm dần theo số dư nợ. Nếu cơ cấu lại nợ, 6 tháng đầu tôi sẽ không phải trả nợ gốc mà chỉ cần thanh toán 6 triệu đồng tiền lãi với mức bằng nhau vì nợ gốc giữ nguyên không giảm. Tuy nhiên, 6 tháng sau tôi phải trả bù nợ gốc là 8 triệu đồng mỗi tháng cộng thêm lãi vay” - chị M.T nêu.

Tương tự, chị H.H cho biết, từ tháng 6/2021, chị gặp khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát, công ty giảm lương, khi trình bày với ngân hàng thì nơi này không giảm lãi suất cho vay, mà xử lý theo hướng cơ cấu giãn nợ trong 3 tháng, từ tháng 7 đến tháng 9, nhưng đến tháng 10 thì số tiền phải đóng tăng lên do ngân hàng cộng dồn và chia số tiền giãn nợ trong 3 tháng đó vào các kỳ sau. 

Thực tế ngân hàng cho giãn nợ nhưng tiền lãi vẫn cộng dồn. Do đó, chỉ các DN có khoản vay lớn hiện không đủ khả năng chi trả và đề phòng nợ xấu mới nên áp dụng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Bởi, việc này sẽ tạo áp lực phải trả khoản nợ gốc rất lớn về sau.

Theo Tổng Giám đốc Việt Thắng Jeans Phạm Văn Việt, việc triển khai Thông tư chỉ kéo dài thêm 6 tháng là không hợp lý. Lý do là việc triển khai thực hiện thông tư phải mất 2 - 3 tháng bởi các điều kiện giãn cách đi lại khó khăn.

“Nếu DN phục hồi lại cũng mất từ 3 - 6 tháng, DN nhiều lao động cũng mất cả năm, như vậy các DN chỉ còn khoảng 6 tháng thì chưa kịp phục hồi được" - ông Phạm Văn Việt nhận định và cho biết thêm, cơ quan chức năng cần xem xét lại chứ không thể cứ sửa Thông tư 01, 03 rồi lại Thông tư 14.

Mong ngân hàng kéo dài thời gian trả nợ, miễn giảm lãi

Việc triển khai thông tư cũng cần phải tiến hành nhanh chóng để tránh việc chuyển nợ xấu, cho phép DN khoanh nợ. "Với DN chúng tôi, hết tháng này là hết dòng tiền. Phải 3 - 4 tháng nữa sản xuất thì dòng tiền mới về, nên đề nghị cho gia hạn lãi tự động đến 24 tháng nữa chứ không phải đến ngày 30/6/2022" - ông Phạm Văn Việt đề xuất.

Ngoài ra, theo nhiều DN, ngân hàng cũng không giảm lãi, chỉ giãn nợ. Đợt dịch bệnh lần thứ 4 đã khiến nhiều DN rơi vào tình trạng kiệt quệ, thậm chí thoi thóp sống. DN sẽ cần rất nhiều thời gian cũng như tiềm lực kinh tế để có thể phục hồi lại. Do đó, giãn nợ chỉ giảm áp lực phải trả nợ trước mắt, nhưng lại lo đến kỳ trả, nếu tình hình chưa trở lại như cũ thì lấy đâu nguồn thu nhập để trả nợ khi số nợ phải trả hằng tháng tăng lên. Do đó, cá nhân và DN vay khó khăn mong muốn miễn giảm lãi trong khoảng thời gian cơ cấu nợ.

''Về phía ngân hàng, ngay sau khi Thông tư 14 có hiệu lực, Sacombank đã triển khai việc tiếp tục cơ cấu nợ cho khách hàng cá nhân và DN đủ điều kiện. Riêng việc giảm lãi suất cho vay theo thông tư mới, ngân hàng cũng xem xét từng trường hợp với mức độ ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh ở mỗi lĩnh vực cụ thể để có chính sách hỗ trợ phù hợp nhất" - Phó Tổng Giám đốc Sacombank Phan Đình Tuệ nói.

Lý giải về việc một số khách hàng cá nhân và DN phản ánh chưa được hỗ trợ giảm lãi suất, cơ cấu nợ, Tổng Giám đốc ngân hàng OCB Nguyễn Đình Tùng cho hay, không phải khách hàng nào đang có dư nợ vay tại ngân hàng thương mại cũng được hỗ trợ.

“Với khách hàng ở các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất - kinh doanh bị thiệt hại nặng do dịch Covid-19 sẽ được giảm lãi vay. Với những lĩnh vực khác, yêu cầu ngân hàng giảm mạnh lãi vay lúc này là rất khó" - ông Nguyễn Đình Tùng nói.

Đại diện VPBank cho hay ở một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội thì hệ thống ngân hàng tự động giãn nợ theo thời gian mà địa phương đó quy định giãn cách. Còn đối với cơ cấu lại nợ thì nhân viên tự động điện cho khách hàng nào đủ điều kiện để thông báo khách hàng có nhu cầu, ngân hàng sẽ đáp ứng. Riêng đối với khách hàng hội đủ các điều kiện giảm nợ theo quy định, ngân hàng sẽ xét giảm khi khách có đề xuất.

Theo một chuyên gia tài chính ngân hàng, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ là giải pháp tình thế và để hỗ trợ căn cơ hơn cho khách vay, vị này đề nghị nên khoanh nợ khoảng 2 năm. Trong thời gian khoanh nợ, người vay không phải trả lãi mà ngân sách sẽ trả thay một phần, còn ngân hàng sẽ giảm một phần. Giả sử tiền lãi sẽ là 2 đồng thì ngân sách sẽ trả 1 đồng cho ngân hàng, còn 1 đồng thì ngân hàng phải lấy lợi nhuận để xử lý" - vị chuyên gia nói, bối cảnh hiện nay thì cần có sự sẻ chia để cứu DN, người vay vốn và vực dậy nền kinh tế.

Theo Kinh tế đô thị
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV