tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Khi lịch sử là môn tự chọn

Chia sẻ: 

27/04/2022 - 08:18:00


Những ngày vừa qua, thông tin môn Lịch sử sẽ là môn tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông mới đã làm dấy lên nhiều tranh cãi. Căn cứ vào thực tế, môn Lịch sử là môn tự chọn khiến một số giáo viên cho rằng “rất có vấn đề". Trong khi đó, các chuyên gia về Lịch sử cho rằng, cần có cách tiếp cận mới trong cách dạy, chương trình học.
Chú thích ảnh
Một buổi học trải nghiệm Lịch sử tại bảo tàng của học sinh Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Lê Vân.

Nên căn cứ thực tế

Phản ứng mạnh mẽ nhất với thông tin này là giáo viên dạy Lịch sử. Cô Nguyễn Thị Thu Hương, giáo viên dạy Lịch sử Trường THPT Phan Đình Phùng cho biết: “Trong bối cảnh hiện nay, nếu để Lịch sử là môn lựa chọn ở cấp THPT là không phù hợp. Cũng có ý kiến cho rằng, cấp II học sinh đã học Lịch sử, lên cấp III chỉ cần học định hướng. Cách hiểu này cũng có phần đúng. Nhưng phẩm chất, năng lực của học sinh hoàn thiện chủ yếu ở giai đoạn phổ thông trung học. Môn Lịch sử nên là một môn có vị trí xứng đáng với tầm quan trọng vốn có. Bên cạnh ứng xử như một môn học bình thường, với một quốc gia có nhiều dấu mốc Lịch sử, môn học này không thể coi nhẹ".  

Theo cô Thu Hương, chương trình hiện nay đang “ôm quá nhiều kiến thức" là nguyên nhân khiến học sinh sợ Lịch sử. Nhưng ở những chương trình giáo dục phổ thông mới, nếu học sinh không chọn môn Lịch sử, những chủ đề chống Pháp, chống Mỹ không được học ở lớp 10 hay quan hệ Quốc tế (lớp 12) sẽ là khoảng trống với học sinh. Mặc dù, những kiến thức này ở bậc THCS đã có, nhưng học sinh chưa nhận thức sâu sắc.  

Nêu thực trạng về việc dạy và học Lịch sử trong trường THPT, cô Nguyễn Thị Thu Hương cho biết, hiện nay, môn Lịch sử đang bị coi nhẹ vì nhiều nguyên nhân: Cách dạy của giáo viên, lựa chọn của học sinh (môn chính - môn phụ), quan niệm, quan tâm của cấp trên với bộ môn. Chẳng hạn, yêu cầu kiểm tra kiến thức nặng nề, học sinh học áp lực. Với lượng kiến thức nhiều và thi theo trắc nghiệm, chủ yếu cách dạy của giáo viên hiện nay là học “từ khoá”. 

“Nếu ngành Giáo dục không cho học toàn bộ, thì nên để học sinh học chủ đề giáo dục truyền thống yêu nước. Chẳng hạn, hiện nay học sinh được chọn 1 - 2 tổ hợp để thi: Lý, Hoá, Sinh hoặc Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Nếu học sinh chọn tổ hợp tự nhiên sẽ không chọn môn Lịch sử là phần nhiều. Vì thế, khi môn Lịch sử được xem là môn tự chọn, tôi đã thấy rất có vấn đề", cô Thu Hương nhấn mạnh.

Theo thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An thì việc học sinh không chọn Lịch sử sẽ khác với việc học sinh không yêu sử. Nhiều em có thể rất yêu thích môn Lịch sử, nhưng không chọn Lịch sử là môn thi, không chọn Lịch sử là nghề nghiệp cho tương lai của mình.

"Là một giáo viên Lịch sử lâu năm, tôi không ngạc nhiên về điều đó. Tuy nhiên, xét về mục đích, học sinh ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào, môn Toán có thể không giỏi, ngoại ngữ có thể không hay, nhưng không thể nói môn Lịch sử lại không biết gì. Từ những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, gần hơn là những câu chuyện kháng chiến giữ gìn đất nước, non sông... Không biết cội nguồn thì sẽ không bao giờ thấy được mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai"- thầy Trần Trung Hiếu phân tích.

Đổi mới chương trình, cách dạy

Nhìn ở góc độ khác, GS.TS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho cho biết: “Chúng ta phải xem lại vì sao Lịch sử khiến học sinh sợ, rồi chán”.  

GS.TS Vũ Minh Giang chỉ ra rằng, tiếp cận nội dung của ngành Giáo dục trong suốt thời gian dài (không riêng gì môn Lịch sử) dạy môn nào cũng cụ thể, khiến cho chương trình luôn quá tải. Lịch sử có nhiều nội dung chi tiết, nên là môn học chịu hệ lụy nặng nhất của phương pháp tiếp cận này. Vì thế, để học sinh thích thú, bớt sợ, khi học môn này không phải nhớ một cách máy móc, thuộc làu những con số như năm tháng, địa danh… những cái đó có thể tra cứu được. Thay vào đó, phải dạy cốt lõi của vấn đề, ý nghĩa sâu sắc của vấn đề. Tiếp theo, cách dạy Lịch sử hơi áp đặt, ví dụ ý nghĩa phải thế này, không thể nói khác. Trong khi đó, Lịch sử là một khoa học, mà khoa học thì khi có tư liệu mới, có phương pháp mới, kết luận cũng có thể khác.

GS. TS Vũ Minh Giang dẫn chứng có rất nhiều người về sau đi làm nghề sử, trở thành giáo sư sử học nói rằng trước kia, trước khi vào ngành sử đã rất sợ đây là ngành mà chỉ học thuộc làu thôi, không biết mình vào nổi không. Sau này mới hiểu rằng không phải như vậy, khi nghiên cứu lịch sử có thể tham gia sáng tạo tri thức mới.

“Khoa học là luôn tìm cái mới, thì lịch sử cũng như vậy. Nên bây giờ cái làm cho lịch sử hấp dẫn, là luôn luôn có thể tìm ra cái mới, học trò có thể nói những điều khác với thầy đã từng nói thì sẽ rất thú vị”, GS.TS Vũ Minh Giang cho biết.  

 

Theo TTXVN/Tin Tức
Ý kiến bạn đọc
captcha
sinh nhật Bác công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 20/05/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV