tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Khủng hoảng than ở Ấn Độ bùng phát sau đại dịch Covid-19

Chia sẻ: 

02/10/2021 - 20:05:00


Các nhà máy điện của Ấn Độ đang phải vật lộn với nhu cầu gia tăng từ các ngành công nghiệp khi hoạt động kinh tế phục hồi từ sau đại dịch Covid-19, dẫn đến khủng hoảng than.

 

Công nhân trong một khu công nghiệp than ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.  

Công nhân trong một khu công nghiệp than ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.  

Các công ty của Ấn Độ đang tranh giành để đảm bảo nguồn cung, khi tồn kho than đạt mức thấp nhất sau khi nhu cầu điện từ các ngành công nghiệp tăng vọt. Bên cạnh đó, nhập khẩu than chậm chạp do giá toàn cầu tăng kỷ lục đẩy các nhà máy điện xuống bờ vực.

Giá nhiên liệu sản xuất điện đang tăng trên toàn cầu khi nhu cầu điện phục hồi cùng với tăng trưởng công nghiệp, nguồn cung than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng bị thắt chặt. Giá dầu, khí đốt, than đá và điện tăng cũng góp phần tạo ra áp lực lạm phát trên toàn thế giới và làm chậm sự phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Cơ quan xếp hạng CRISIL của American Standard & Poor tại Ấn Độ công bố trong một báo cáo: “Tình trạng khan hiếm nguồn cung dự kiến sẽ tiếp diễn, trong đó lĩnh vực phi điện phải đối mặt với sức nóng vì nhập khẩu vẫn là lựa chọn duy nhất để đáp ứng nhu cầu nhưng với chi phí tăng.”

"Tồn kho than tại các nhà máy nhiệt điện Ấn Độ sẽ chỉ được cải thiện dần dần vào tháng 3 tới". Các nhà sản xuất điện của Ấn Độ đã bị ràng buộc trong các thỏa thuận dài hạn với các công ty phân phối sẽ không thể chuyển chi phí đầu vào cao hơn, trừ khi một điều khoản để chuyển những chi phí đó được ghi vào hợp đồng.

Những công nhân mỏ than tại Barsana, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.  

Những công nhân mỏ than tại Barsana, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.  

Theo dữ liệu của Kplr, mức nhập khẩu than trung bình hàng tuần của Ấn Độ từ tháng 8 đến cuối tháng 9 khi giá than toàn cầu tăng hơn 40% lên mức cao nhất mọi thời đại - giảm hơn 30% so với mức trung bình trong 7 tháng đầu năm. Cùng với đó, lượng nhập khẩu trong tuần gần đây nhất là dưới 1,5 triệu tấn, thấp nhất trong hai năm qua.

Công ty Than Ấn Độ (COAL.NS) cho biết giá than toàn cầu trong tuần này đã cao hơn và giá cước vận chuyển đã đẩy các công ty phụ thuộc vào than nhập khẩu giảm sản lượng điện, dẫn đến phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà máy nhiệt điện than trong nước.

Bên cạnh đó, Ấn Độ phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc - nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới, quốc gia cũng đang chịu áp lực tăng cường nhập khẩu trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.

Ấn Độ được xem là nước nhập khẩu than lớn thứ hai thế giới mặc dù có trữ lượng lớn thứ tư. Ngành dịch vụ tiện ích chiếm khoảng 3/4 tổng lượng tiêu thụ, trong đó than Ấn Độ chiếm hơn 80% sản lượng của cả nước. Các nhà máy điện của Ấn Độ cũng đang phải vật lộn với nhu cầu gia tăng từ các ngành công nghiệp khi hoạt động kinh tế phục hồi từ sau đại dịch Covid-19.

Công nhân tại một mỏ than lộ thiên ở quận Dhanbad thuộc bang Jharkhand, miền Đông Ấn Độ. Ảnh: Reuters.  

Công nhân tại một mỏ than lộ thiên ở quận Dhanbad thuộc bang Jharkhand, miền Đông Ấn Độ. Ảnh: Reuters.  

Theo phân tích của hãng thông tấn Reuters về dữ liệu từ cơ quan quản lý lưới điện Liên bang POSOCO, mức tiêu thụ điện ở các bang công nghiệp hóa bao gồm Maharashtra, Gujarat và Tamil Nadu đã tăng từ 13,9% đến 21% trong 3 tháng, kết thúc vào tháng 9.

Ba bang này chiếm gần 1/3 lượng điện tiêu thụ hàng năm của Ấn Độ. Các ngành công nghiệp và văn phòng chiếm một nửa lượng điện tiêu thụ hàng năm của cả nước.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV