tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Kỳ vọng phục hồi chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nông sản

Chia sẻ: 

11/09/2021 - 21:37:00


 Việc đa dạng hóa các mô hình cung ứng nông sản, thực phẩm cho TP Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ giúp phục hồi lại chuỗi cung ứng, giải quyết đầu ra cho các loại nông sản trong và ngoài khu vực. 

Qua gần 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng - tiêu thụ hàng hóa nông sản, thực phẩm của nhiều địa phương đã bị dứt gãy, dẫn đến tình trạng một số loại nông sản tiêu thụ rất chậm và ùn ứ cục bộ. Trong bối cảnh đó, việc đa dạng hóa các mô hình cung ứng nông sản, thực phẩm cho TP Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ giúp phục hồi lại chuỗi cung ứng, giải quyết đầu ra cho các loại nông sản trong và ngoài khu vực. Đó là nội dung chính được nhiều địa phương quan tâm tại Diễn đàn kết nối nông sản trực tuyến do Tổ công tác 970 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, ngày 11/9.

Nông sản tồn đọng nhiều nơi

Chú thích ảnh
Khách hàng mua hàng tại siêu thị Co.opmart. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN

Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai thông tin: Hiện tỉnh có 3 nhóm nông sản nguy cơ khó tiêu thụ. Với trồng trọt, trong khoảng 1 tuần tới còn dư hơn 1.000 tấn trái cây các loại, bao gồm khoảng 50 tấn bưởi, 200 tấn cam, quýt, và khoảng 800 tấn củ đậu.

Về sản phẩm chăn nuôi, Đồng Nai có tổng đàn gà là 20 triệu con và hiện đang tồn dư 200.000 con gà thịt lông trắng, 80.000 con vịt, 6.000 con dê. Tổng đàn chim cút trên địa bàn khoảng 7 triệu con, mỗi ngày dư thừa 300.000 trứng cút. Bên cạnh đó, Đồng Nai còn dư khoảng 1.000 tấn thủy sản, bao gồm 800 tấn cá nước ngọt, hơn 200 tấn tôm thẻ, tôm càng.

Ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương cho biết, thông qua sáng kiến tiêu thụ combo nông sản của của Tổ công tác 970, tình hình tiêu thụ ở Bình Dương đã được cải thiện nhưng số lượng tiêu thụ chưa lớn.

Bên cạnh đó, do sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản, nhiều mặt hàng ở Bình Dương đã rơi vào tình trạng dư thừa. Với sản phẩm trồng trọt, hiện nay Bình Dương dư thừa khoảng 80 tấn dưa lưới, 70 tấn chuối và 30 tấn chanh không hạt. Đặc biệt, các sản phẩm rau ăn lá đang dư thừa nhiều và gặp khó khăn trong tiêu thụ.

Theo ông Bông, trong chăn nuôi, hiện nay khó khăn nhất vẫn là tiêu thụ sản phẩm gà lông trắng. Ngoài ra việc tiêu thụ trứng gia cầm các loại cũng chững lại, mỗi ngày Bình Dương đang tồn hơn 2 triệu quả trứng gia cầm và 200.000 quả trứng cút.

Với tình hình trên, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương bày tỏ mong muốn Tổ công tác 970 tăng cường kết nối và TP Hồ Chí Minh hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản đang tồn đọng ở tỉnh dựa trên danh sách trong báo cáo tỉnh gửi hàng tuần cho Tổ công tác 970.

Tương tự nhiều địa phương khác ở phía Nam như Tây Ninh, Vĩnh Long, An Giang cũng đang có tình trạng ùn ứ, tồn đọng một số sản phẩm nông sản như nhãn, cam, bưởi, cá tra, cá chẽm do đứt gãy chuỗi cung ứng.

Không nằm trong khu vựa phía Nam nhưng Gia Lai cũng đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của COVID-19. Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai cho biết, thị trường tiêu thụ nông sản chủ yếu của tỉnh là Đà Nẵng, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đông Nam bộ.

Tuy nhiên giai đoạn này, khi Gia Lai đang vào mùa thu hoạch rộ rau củ quả, trái cây thì các địa điểm tiêu thụ đều đang giãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng, chống dịch COVID-19, dẫn đến tiêu thụ gặp khó, sản lượng giảm đến 1/3 trong khi giá bán cũng giảm từ 20-30%.

Hiện nay, Gia Lai còn khoảng 1.500 ha rau với sản lượng khoảng 25.000 tấn đang tiếp tục thu hoạch; trong đó khó khăn nhất là mặt hàng rau ngót với số lượng vào khoảng 700 tấn. Ngoài ra, còn có hơn 7.500 ha trái cây chủ yếu là bơ, sầu riêng, nhãn đang vào giai đoạn thu hoạch rộ nhưng tiêu thụ gặp khó khăn. Một sản phẩm đặc trưng của tỉnh đang gặp khó khăn trong tiêu thụ là khoai lang với diện tích hơn 1.000 ha, sản lượng hàng ngàn tấn.

Về sản phẩm chăn nuôi, Gia Lai còn một số trang trại nuôi gà trắng đã đến thời điểm xuất bán nhưng chưa lưu thông được do hệ thống nhà hàng ở các thị trường chính đều phải đóng cửa, đàn gà đang tồn đọng vào khoảng 30.000 con.

Đa dạng hình thức cung ứng  

Tiến sĩ Nguyễn Minh Hải, thành viên Tổ công tác 970 cho rằng: Điểm chung trong việc tiêu thụ nông sản của các tỉnh, thành hiện nay chủ yếu do tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thông qua các chợ đầu mối lớn, đặc biệt là các chợ đầu mối tại TP Hồ Chí Minh.

Thông qua công tác kết nối hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm của Tổ công tác 970 thời gian qua, bên cạnh một số địa phương nhanh nhạy, nắm rõ đầu mối, sản lượng nông sản trên địa bàn, chủ động tham gia cung ứng các gói combo nông sản cho TP Hồ Chí Minh, Bình Dương vẫn còn một số nơi chưa có thông tin, đầu mối cụ thể hoặc không đủ năng lực cung ứng nên sản lượng nông sản tiêu thụ được còn hạn chế.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Hải, trung bình một ngày doanh thu đặt hàng từ mô hình gói combo nông sản đạt từ 1 - 1,3 tỷ đồng, tuy nhiên, khả năng giao hàng của các đơn vị mới đạt khoảng 20% do vẫn còn khó khăn trong việc di chuyển.

Sang giai đoạn 2, Tổ công tác 970 sẽ mở rộng mô hình, đưa số liệu trực tiếp từ nhà cung cấp đến các điểm đặt hàng để hai bên tự thương lượng điểm giao hàng. Nếu đơn đặt từ 100-200 combo trở lên, thì chỉ sau từ 1-2 ngày hàng sẽ được giao đến TP Hồ Chí Minh. Nhiều địa phương đã chủ động đa dạng sản phẩm trong các combo có cả thịt, trứng sữa và thậm chí cả thủy sản để đáp ứng nhu cầu của nhiều người tiêu dùng hơn.

Bên cạnh hình thức combo, Tổ công tác 970 cũng thử nghiệm tổ chức cho các địa phương cung ứng nông sản, thực phẩm về TP Hồ Chí Minh bằng xe bán hàng lưu động; trong đó, Tổ công tác 970 liên hệ với các quận, huyện của Thành phố bố trí địa điểm bán hàng lưu động, các tỉnh thiết kế combo chào hàng trước từ 2-3 ngày để các phường, xã  thông báo, đăng ký số lượng combo.

Sau khi chốt được số lượng, xe bán hàng lưu động sẽ vận chuyển đến địa điểm được bố trí trước để giao hàng. Phương án này giúp người mua, người bán kết nối trực tiếp với nhau, không phải qua trung gian nên chi phí vận hành thấp, giá bán “mềm” hơn và thời gian giao nhận cũng nhanh hơn. 

 

Ông Phan Thành Tân, Giám đốc Công ty Quản lý và kinh doanh chợ Bình Điền cho biết, đơn vị này đã xây dựng phương án hoạt động đảm bảo an toàn trong mùa COVID-19 theo 3 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 1 là tập kết, trung chuyển hàng hóa với quy mô dưới 20 thương nhân; giai đoạn 2 là 30% công suất khoảng 600 thương nhân; giai đoạn 3  khi dịch được kiểm soát sẽ hoạt động bình thường với khoảng 1.800 thương nhân.

Từ ngày 7/9 đến nay, chợ Bình Điền đang thực hiện giai đoạn 1 là tập kết, trung chuyển hàng hóa với quy mô dưới 20 thương nhân. Sau 4 ngày hoạt động,  ban đầu có 7 ô vựa tham gia trung chuyển rau, quả, thịt,  đến ngày 10/9 có 16 ô vựa tham gia với khối lượng hàng hóa trung chuyển hơn 67 tấn/ngày.

Theo ông Phan Thành Tân, hiện tại chợ đầu mối Bình Điền chỉ tổ chức tập kết hàng cho các thương lái và khách hàng đã có thỏa thuận, giao hẹn trước khi đến chợ. Biển số xe, hiệu xe, tên mặt hàng, thời gian giao hàng cũng được đăng ký trước.

Tất cả người vào chợ đều được kiểm soát chặt chẽ, phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trong thời hạn 3 ngày và có giấy đi đường do Sở Công Thương hỗ trợ được hoạt động từ 18 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau. Mô hình này đảm bảo không ùn tắc giao thông, tuân chủ chặt chẽ quy tắc 5K.

Khi mức độ dịch tại Thành phố khả quan hơn, chợ Bình Điền sẽ thực hiện giai đoạn 2, nâng công suất hoạt động lên 30% khoảng 600 thương nhân; giai đoạn 3 áp dụng khi Thành phố công bố kiểm soát được dịch, chợ sẽ hoạt động bình thường trở lại với khoảng 1.800 thương nhân.

Với việc TP Hồ Chí Minh từng bước mở lại các điểm trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối, nhiều địa phương mong muốn kết nối lại hoạt động cung ứng hàng hóa cho TP Hồ Chí Minh để sớm giải quyết tình trạng tồn đọng các loại nông sản như hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng: Sau thời gian dài áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để kiểm soát dịch COVID-19, đầu mối cung ứng nông sản, thực phẩm tại nhiều tỉnh, thành có dấu hiệu “đứt gãy”, dẫn đến tình trạng thừa, thiếu cục bộ.

Do đó, bên cạnh sự kết nối, hỗ trợ từ Tổ công tác 970, các địa phương phải chủ động tập hợp đầu mối và nắm bắt nhu cầu của thị trường để tham gia hiệu quả việc cung ứng cho các tỉnh, thành có nhu cầu, đồng thời phải thúc đẩy lưu thông tiêu thụ tại chỗ.

“Sở Nông nghiệp mỗi tỉnh, thành đều phải thành lập và duy trì hoạt động tổ kết nối tiêu thụ nông sản, nắm vững chi tiết về mặt hàng, sản lượng, thời điểm thu hoạch không chỉ trong và cả sau dịch COVID-19  nhằm hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho việc tiêu thụ nông sản của địa phương.

Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp cho cả cơ quan quản lý lẫn nông dân, không chỉ sản xuất và bán thứ mình có mà phải điều chỉnh quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi gắn với thị trường đầu ra", Thứ trưởng Trần Thanh Nam yêu cầu.

Xuân Anh (TTXVN
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV