tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Liên tiếp dính 'bẫy' lừa trên mạng, công an khuyến cáo cách xử trí an toàn

Chia sẻ: 

22/04/2024 - 15:35:00


Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội và cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với thủ đoạn hết sức tinh vi. Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo từ cơ quan công an nhưng nhiều người vẫn "rơi vào bẫy".

 

 

 

Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận đơn trình báo của một bị hại về việc bị chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo dạng Bitcoin.

Theo trình báo của nạn nhân, thông qua giới thiệu của bạn cũ, chỉ trong vòng 2 ngày, bị hại đã nạp tiền vào hệ thống ACO dold và thắng 226.000 USD. Khi muốn rút tiền ra, các đối tượng đã yêu cầu bị hại nạp thêm tiền vào với các lý do "nộp tiền xác thực", "nâng cấp tài khoản VIP", "tiền rủi ro an toàn"… Tổng cộng, bị hại đã thực hiện 15 giao dịch và bị chiếm đoạt mất hơn 2 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 13/4/2024, chị T (trú tại Hà Nội) bị đối tượng giả mạo nhân viên chăm sóc khách hàng của Ngân hàng gọi điện thông báo chị có thẻ ở Ngân hàng nhưng không tiêu. Đối tượng đề nghị chị hủy để không mất phí hàng năm. Tin tưởng là nhân viên của Ngân hàng đang rà soát nên chị T đã đồng ý.

Lúc này đối tượng nói sẽ chuyển thông tin của chị T cho Phòng thẻ của Ngân hàng để nhân viên phòng thẻ làm việc. Sau đó, có một đối tượng khác gọi điện, kết bạn qua Zalo giới thiệu là nhân viên Phòng thẻ của Ngân hàng và gửi cho chị T một đường link hướng dẫn chị T hoàn thiện các thủ tục hủy thẻ.

Chị T đăng nhập các thông tin nhưng không hoàn thành được việc hủy thẻ nên đối tượng nói sẽ khai giúp và đề nghị chị gửi ảnh chụp Căn cước công dân, thẻ ngân hàng, mã OTP trên app của ngân hàng. Sau khi gửi các thông tin cho đối tượng, chị T nhận được tin nhắn của Ngân hàng thông báo tài khoản đã bị rút hơn 120 triệu đồng.

Liên tiếp dính 'bẫy' lừa trên mạng, công an khuyến cáo cách xử trí an toàn- Ảnh 1.

(Ảnh minnh họa)

Mới đây nhất, một người phụ nữ ở huyện Đan Phượng, Hà Nội đã bị lừa gần 200 triệu đồng khi làm cộng tác viên online.

Theo đó, vào ngày 6/4/2024, Công an huyện Đan Phượng tiếp nhận tin trình báo của chị H (SN 1997, ở địa phương) về việc chị có nhận được lời mời làm cộng tác viên online, chỉ cần làm nhiệm vụ tương tác sẽ được tiền hoa hồng.

Chị H đã thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng và chuyển gần 200 triệu đồng để làm nhiệm vụ nhưng không rút được tiền ra. Lúc này chị H mới phát hiện mình bị lừa.

Thời gian qua, tội phạm trên không gian mạng hoạt động với cường độ cao cùng nhiều chiêu trò hết sức tinh vi. 

Một điều tra viên Công an Hà Nội cho biết, hầu hết nhóm tội phạm này sử dụng "chiêu thức" mạo danh công an, nhân viên bưu điện, VKS, ngân hàng, các công ty tuyển nhân viên bán hàng online… Với mỗi một phương thức, chúng lại nhắm vào đối tượng khác nhau.

Nếu mạo danh các cơ quan pháp luật, chúng sẽ tìm nạn nhân là người già, nội trợ, ít thông tin về quy trình làm việc của pháp luật để dễ bề đe dọa. Còn với các phương thức mời hợp tác, tuyển cộng tác viên, đối tượng lừa đảo lại nhằm vào nhóm người "bỉm sữa", đang không có công việc ổn định.

Theo vị này, loại tội phạm trên không gian mạng thường "đánh" vào tâm lý muốn kiếm tiền hoặc "sợ hãi" trước các thông tin giả mạo để "hướng" nạn nhân vào "bẫy"của chúng.

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác với các cuộc gọi, lời mời tham gia làm cộng tác viên các trang thương mại điện tử trong nước và nước ngoài. Chú ý cẩn trọng trước các đường link giả mạo (đối chiếu với website thương mại điện tử chính thức hoặc website đã được đăng ký với Bộ Công thương).

Khách hàng cũng không nên bấm vào đường link lạ từ những tin nhắn không rõ nguồn gốc để tránh trường hợp bị mất thông tin, mất tiền trong tài khoản ngân hàng. Không trả bất cứ loại phí nào nếu không mua hàng trên các hệ thống bán hàng chính thức của các trang thương mại điện tử. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP, tải các ứng dụng lạ và làm theo yêu cầu của các đối tượng.

Người dân cũng cần theo dõi, cập nhật thông tin tội phạm để phòng ngừa, tuyên truyền cho người thân… Đối với các chiêu trò gọi điện thoại quảng cáo về các chương trình trại hè, khóa tu mùa hè,… người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với bạn bè, giáo viên chủ nhiệm của con em, người thân để được tư vấn. Người dân cần liên hệ cơ quan công an nơi gần nhất để được giải quyết kịp thời các vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo quy định.

Ngoài ra, đối với các chiêu trò mạo danh cơ quan chức năng, người dân phải ghi nhớ, tất cả các đơn vị Công an, VKS, Tòa án… khi cần làm việc với người dân đều gửi giấy mời hoặc gặp trực tiếp, không có chuyện làm việc, trao đổi, gửi thông báo (quyết định khởi tố, bắt giam…) qua điện thoại. Đặc biệt, các đơn vị này không bao giờ yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản được chỉ định để "chứng minh mình không phạm tội".

Theo Gia đình & Xã hội
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV