tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Lộ trình nào 'hồi sức' cho Afghanistan?

Chia sẻ: 

14/09/2021 - 21:34:00


Các nước và tổ chức tham dự Hội nghị viện trợ quốc tế cho Afghanistan, do Liên hợp quốc (LHQ) khởi xướng tại Geneva (Thụy Sĩ) đã cam kết hỗ trợ hơn 1,2 tỷ USD nhằm “tiếp sức” cho quốc gia Tây Nam Á này đối phó với thời khắc mà Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho là “nguy hiểm nhất”. 

Việc thu được số tiền cam kết viện trợ cao gần gấp đôi so với mức kêu gọi ban đầu 606 triệu USD không chỉ cho thấy thành công của hội nghị, đặc biệt là vai trò dẫn dắt của LHQ đối với viện trợ nhân đạo, mà còn thể hiện quyết tâm của các bên hỗ trợ Afghanistan giải quyết phần nào cuộc khủng hoảng mà nước này đang phải đối mặt, trong bối cảnh viện trợ nước ngoài cạn kiệt và “bóng ma” về một cuộc di cư ồ ạt ngày một hiện hữu, sau khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước hôm 15/8.

Chú thích ảnh
Người tị nạn Afghanistan tại khu vực biên giới Afghanistan và Pakistan, ngày 31/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng Thư ký LHQ khẳng định hội nghị đã đáp ứng hoàn toàn những mong mỏi của ông về việc chung tay đoàn kết với Afghanistan, đồng thời gọi đây là “bước nhảy vọt về lượng” của cộng đồng quốc tế đối với người dân quốc gia Tây Nam Á này. Người đứng đầu LHQ nhấn mạnh việc có tới 96 nước thành viên LHQ (1/2 trong số này cử bộ trưởng tham dự), 33 tổ chức quốc tế và khu vực, cùng 22 tổ chức phi chính phủ tham dự hội nghị cho thấy vấn đề Afghanistan đang được cộng đồng quốc tế hết sức lưu tâm. Trong khi đó, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo Martin Griffiths coi những cam kết này là “phao cứu sinh” đối với người dân Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em - những đối tượng đang phải đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng cấp tính và không có khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Dù không phải quá lớn, song số tiền này sẽ đảm bảo việc cung cấp lương thực và hỗ trợ kế sinh nhai cho người dân Afghanistan, trước hết là đảm bảo nước sạch, điều kiện vệ sinh cũng như bảo vệ trẻ em và những nạn nhân của bạo lực giới tại nước này.

Trên thực tế, sau 20 năm chìm trong xung đột, Afghanistan đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện, khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, làn sóng người di tản ồ ạt, tụt hậu về giáo dục.... Như cảnh báo của người đứng đầu LHQ, quốc gia Tây Nam Á này đang đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

Là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, lâu nay Afghanistan phải dựa chủ yếu vào nguồn viện trợ nước ngoài, chiếm tới 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước, hàng chục nghìn người thuộc thành phần tri thức, được đào tạo và có trình độ, đã rời khỏi nước này, trong khi nhiều nước và tổ chức, trong đó có Mỹ và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phong tỏa tài sản và “đóng băng” các khoản viện trợ của Afghanistan. Nền kinh tế nước này đang bên bờ suy thoái nghiêm trọng, thậm chí là sụp đổ. Chưa kể, đợt hạn hán thứ hai trong 4 năm qua đã làm giảm tới 40% sản lượng lúa mì của Afghanistan, kéo giá lương thực “phi mã”. Ước tính hơn 30% dân số không có tiền để mua thực phẩm dự trữ dù chỉ là cho ngày hôm sau, trong khi thực phẩm cung cấp cho người dân có thể cạn kiệt vào cuối tháng này.

Đất nước lâm vào khủng hoảng còn khiến người lao động bị nợ lương, đồng nội tệ mất giá và các ngân hàng chỉ cho phép người dân rút tối đa 200 USD mỗi tuần. Hệ quả của việc kết hợp các yếu tố xung đột, hạn hán và dịch COVID-19 khiến 14 triệu người, chiếm 30% dân số, có nguy cơ thiếu ăn và chết đói, 50% số trẻ dưới 5 tuổi ở Afghanistan bị suy dinh dưỡng.

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho rằng thiếu lương thực, mất an ninh nghiêm trọng và suy thoái kinh tế đang đẩy nhanh quá trình hình thành dòng người di cư ồ ạt. Thống kê của LHQ cho thấy khoảng 600.000 người Afghanistan đã phải rời bỏ nước này đi lánh nạn sang các nước láng giềng trong năm 2021. Đáng chú ý, chỉ trong 2 tháng qua, con số này đã lên tới 400.000 người.

Trong khi đó, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) cảnh báo Afghanistan đang đối mặt với nguy cơ tụt hậu đến gần 2 thập niên trong việc giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái. UNESCO nêu rõ lượng người di tản tăng kéo theo nguy cơ thất học ở trẻ em cũng gia tăng, biến điều này thành “thảm họa mang tính thế hệ” và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước trong nhiều năm tới.

Việc có thêm một cuộc khủng hoảng lâu dài tại Afghanistan, tương tự như cuộc khủng hoảng ở Yemen hay Syria, sẽ là “gánh nặng” không chỉ đối với chính các nước láng giềng của Afghanistan, mà cả các nước phương Tây. Tại châu Âu, sau cuộc khủng hoảng người di cư năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã nỗ lực hạn chế dòng người di cư thông qua các thỏa thuận với các nước được coi là điểm trung chuyển, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Libya.

Tuy nhiên, lượng người di cư đến “Lục địa già” trong thời gian gần đây tăng rất mạnh, riêng tại CH Séc đã ghi nhận số người di cư kể từ đầu năm tới nay lên tới hơn 36.000 người, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện một làn sóng di cư mới từ Afghanistan đã xuất hiện sau khi Taliban lên nắm quyền, đe dọa đẩy châu Âu vào một cuộc khủng hoảng di cư mới. Do đó, các nước châu Âu đã đi đầu trong nỗ lực viện trợ cho Afghanistan.

Tại hội nghị, Pháp cam kết đóng góp 100 triệu euro (118 triệu USD) để hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp tại Afghanistan, trong khi Anh sẽ tăng gấp đôi viện trợ cho Afghanistan và khu vực lên khoảng 396 triệu USD trong năm nay, bao gồm 42 triệu USD cho các nước láng giềng của Afghanistan, nơi được cho có thể chịu ảnh hưởng từ làn sóng di cư. Về phần mình, Mỹ cũng cam kết cung cấp gần 64 triệu USD trong đợt hỗ trợ nhân đạo mới cho Afghanistan. 

 
Chú thích ảnh
Lực lượng an ninh Taliban canh gác trong khi người dân Afghanistan chờ rút tiền tại một ngân hàng ở Shar-e-Naw, khu vực lân cận thủ đô Kabul ngày 4/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Có một thực tế là các nước phương Tây và các nước láng giềng của Afghanistan trong khu vực đều hy vọng có thể sử dụng tiền viện trợ làm “đòn bẩy” để gây ảnh hưởng đối với chính quyền Taliban, buộc lực lượng này phải thực hiện những cam kết đã đưa ra trước đó về việc thành lập chính phủ mang tính bao trùm. Taliban đã công bố thành phần chính phủ lâm thời, trong đó tất cả các vị trí cấp cao đều do các thủ lĩnh của phong trào này và mạng lưới Haqqani - vốn bị Washington liệt vào danh sách tổ chức khủng bố - đảm nhiệm, kể cả một số nhân vật là các cựu tù nhân ở Vịnh Guantanamo, thậm chí có trong danh sách truy nã của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Hầu hết các nước, trong đó có Mỹ, đều phản ứng khá dè dặt, chưa vội vã công nhận chính phủ lâm thời mới của Taliban, đồng thời khẳng định chỉ đưa ra quan điểm về chính phủ lâm thời này dựa trên “các hành động cụ thể”, chứ không phải qua các tuyên bố. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thậm chí tuyên bố: “Chính quyền Taliban cần tìm kiếm sự công nhận quốc tế, không có bất kỳ sự công nhận nào hay hỗ trợ nào có sẵn, họ cần nỗ lực để có được những điều này”.

LHQ đã bày tỏ lo ngại chính phủ lâm thời tại Afghanistan thiếu tính đại diện, không bao gồm phụ nữ hay các đại diện từ các cộng đồng thiểu số. Điều đó khiến dư luận vẫn nghi ngờ Taliban có thể không thực hiện những cam kết đưa ra trước đó. 

Bản thân vướng mắc này đang cản trở những nỗ lực viện trợ cho Afghanistan. Tại hội nghị, đại diện nhiều nước bày tỏ lo ngại số tiền viện trợ đó sẽ được đưa đến cho người dân Afghanistan như thế nào khi Taliban đang nắm quyền. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab khẳng định Anh sẽ không viện trợ trực tiếp cho lực lượng Taliban mà sẽ hỗ trợ người dân Afghanistan thông qua LHQ và các cơ quan viện trợ. Tuy nhiên, an ninh bất ổn và tình hình rối ren ở Afghnistan đang khiến hoạt động cứu trợ bị đình trệ. LHQ đã kêu gọi Taliban bảo đảm và tạo điều kiện cho các nhân viên cứu trợ được hoạt động an toàn tại Afghanistan, trong bối cảnh một số tổ chức nhân đạo đã phải tạm rút nhân viên khỏi Afghanistan, trong khi nhiều kho hàng cứu trợ đã bị cướp phá. Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield tuyên bố: "Các cơ quan viện trợ sẽ không thể làm nhiệm vụ của mình nếu Taliban không tuân thủ các nguyên tắc nhân đạo".

Trong bối cảnh tình hình Afghanistan vẫn đang “rối như canh hẹ”, các bên liên quan trên thực chất vẫn đang thăm dò bước đi của nhau, chưa ai có thể khẳng định chắc chắn về chính phủ lâm thời mà Taliban vừa thành lập, khoản tiền hơn 1 tỷ USD mà cộng đồng quốc tế vừa đưa ra mới chỉ dừng lại ở cam kết. Một khi tình hình Afghanistan chưa được ổn định thông qua việc thúc đẩy một giải pháp chính trị toàn diện, với sự tham gia đầy đủ, bình đẳng của các thành phần trong xã hội, lộ trình "hồi sức" cho Afghanistan thông qua viện trợ vẫn còn rất gập ghềnh.

Ngọc Hà (TTXVN
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV