tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Năm thứ 2 của ngành giáo dục trong "vòng vây" Covid-19

Chia sẻ: 

02/06/2021 - 07:00:00


Sáng ngày 5/9/2020, tất cả các trường học ở Đà Nẵng đã tổ chức khai giảng trực tuyến. Cô Phan Thị Tuyết Lan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, chia sẻ trong 30 năm đi dạy, đây là lần đầu tiên Lễ khai giảng không có học sinh.

 

Năm thứ 2 của giáo dục trong ‘vòng vây’ Covid-19-1

Sau rất nhiều năm, 2020-2021 là năm học đầu tiên học sinh không học tập trung từ tháng 8. Không còn những buổi tập dượt, lễ khai giảng của các trường cũng được tổ chức nhanh chóng, giản dị với số ít học sinh, đảm bảo quy tắc 5k và thậm chí là khai giảng online.

Sau ngày khai giảng đó, có lẽ cô Lan cũng không ngờ rằng 9 tháng sau, cô và rất nhiều đồng nghiệp lại đón một ngày bế giảng lặng lẽ, khi một lần nữa dịch Covid-19 bùng phát.

Chiều ngày 25/5, cô Thu Vân, chủ nhiệm lớp 4/2 Trường Tiểu học Lê Lai (Đà Nẵng) lặng lẽ đi từng bàn, đặt ngay ngắn phần thưởng và giấy khen vào đúng chỗ ngồi của từng học sinh, chuẩn bị cho buổi bế giảng đặc biệt. Tới giờ hẹn, từng phụ huynh lần lượt đến lớp nhận kết quả học tập và phần thưởng cho con.

Cách Đà Nẵng gần 1.000km, từ giữa tháng 5, các cô giáo Trường Mầm non 19/5 (Quận 10, TP.HCM) đã nhắn vào nhóm chat của lớp, mời phụ huynh đến trường lấy lại tiền học tháng 5 và quà cuối năm cho con.

Chị Xuân Hồng – phụ huynh của trường bày tỏ “Tôi qua trường, gặp các cô mà chúng tôi đều thấy bùi ngùi. Phụ huynh thương các cô lại trải qua một năm khó khăn trong công việc. Các cô cũng nhớ các con, lại thương phụ huynh vừa đi làm vừa phải loay hoay với đám trẻ chưa biết tự chăm sóc bản thân…”.

Năm thứ 2 của giáo dục trong ‘vòng vây’ Covid-19-2

Trong lễ bế giảng online của một trường học ở Hà Nội, một thầy giáo đã nghẹn ngào nói với các học sinh khối 9: "Thầy không ngờ ngày đầu tiên gặp các con cũng qua màn hình, và ngày chia tay các con cũng qua màn hình".

Nhiều học trò đã bật khóc.

Những ngày tháng không bao giờ quên

Năm học này, TP.HCM, Đà Nẵng cùng với Hà Nội, Bắc Ninh và hơn 30 địa phương khác đã nhiều lần phải cho học sinh dừng đến trường trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Và có lẽ chưa bao giờ trong vài chục năm trở lại đây, số giáo viên và học sinh phải đi cách ly tập trung vì dịch bệnh nhiều như thế. Cũng chưa bao giờ, hàng loạt trường học lại trở thành điểm nóng của dịch bệnh.

Tết Tân Sửu đã trở thành một cái Tết không thể nào quên với cô và trò Trường Tiểu học Xuân Phương, nơi có một học sinh mắc Covid-19 và gần 120 học sinh, giáo viên phải cách ly tập trung.

Năm thứ 2 của giáo dục trong ‘vòng vây’ Covid-19-3

Những hình ảnh nhói lòng của các bé mầm non là F1 ở Hải Dương, Hà Nam, Bắc Giang… phải rời vòng tay tay bố mẹ đến khu cách ly tập trung trong hai đợt dịch tháng 2 và tháng 5 đã khiến nhiều người rơi nước mắt…

Đầu tháng 3, học sinh được trở lại trường học tập bình thường. Nhưng không lâu sau đó, dịch Covid-19 phức tạp trở lại vào cuối tháng 4 đã khiến nhiều địa phương bất ngờ, phải cho học sinh dừng đến trường ngay cả khi chưa thi học kỳ xong, hoặc đẩy nhanh tiến độ thi để nghỉ sớm.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành chương trình năm học. Các tỉnh, thành đồng loạt đẩy thi học kỳ lên sớm, thi cả vào thứ bảy, chủ nhật, sau đó học trực tuyến phần còn lại hoặc cho nghỉ hè.

Việc thi học kỳ online lần đầu được Đà Nẵng và Vĩnh Phúc triển khai. Hà Nội quyết định cho học sinh nghỉ hè sớm (từ ngày 15/5) dù việc thi học kỳ ở nhiều trường còn dở dang. Thi học kỳ II và tổng kết năm học sẽ được thực hiện trong thời gian nghỉ hè, khi dịch bệnh ổn định.

Ở bậc đại học, không ít sinh viên có trải nghiệm đáng nhớ khi đón Tết một mình trong kí túc xá. Hầu hết các trường ở vùng dịch phải cho sinh viên chuyển sang học trực tuyến, thi trực tuyến, và cả bảo vệ luận văn trực tuyến.

Năm thứ 2 của giáo dục trong ‘vòng vây’ Covid-19-4

Dịch Covid-19 đặc biệt khiến nhiều học sinh lớp 9, lớp 12 có một năm học cuối cấp không trọn vẹn. Đây có lẽ là lứa học sinh gặp nhiều 'éo le' khi có 2 năm liền học hành trong sự bất an trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Và không chỉ mất đi những ngày tháng quý giá bên bạn bè, thầy cô, mà việc phải học online ở giai đoạn then chốt khiến cho từ học sinh, giáo viên và phụ huynh đều không khỏi lo lắng.

Cũng bởi ảnh hưởng của Covid-19, Bắc Ninh, Thái Bình và Đà Nẵng... và đến nay là cả TP.HCM phải hoãn kỳ thi vào lớp 10.

Học sinh lớp 12 cũng có thể sẽ phải đón nhận một kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ có một đợt. Bộ GD-ĐT đang yêu cầu các địa phương có kịch bản để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện dịch Covid-19 và rà soát, phân loại học sinh liên quan đến dịch bệnh. 

Học trực tuyến có chỗ đứng chính thức

“Lớp mình đâu hết cả rồi? Ở “đầu cầu” bên, Linh Nhi cho cô và các bạn biết tình hình hiện tại bên đó ra sao?” - từ khu cách ly tập trung, cô Nguyễn Thị Huệ (giáo viên Trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh) đã “khởi động” tiết học môn Hóa của lớp 11A7 như thế.

Những học sinh khối 11 dường như cũng cảm nhận được giai đoạn khó khăn của cả cô và trò nên đều tích cực tham gia vào bài giảng…

Năm thứ 2 của giáo dục trong ‘vòng vây’ Covid-19-5

Cô Huệ thuộc diện F1, được đưa đi cách ly tập trung giữa tháng 5. Việc dạy học trực tuyến tại khu cách ly, theo cô Huệ, cũng không mấy khó khăn do đã có sự chuẩn bị từ trước. Lo lắng mạng sẽ chập chờn, vì thế, trước khi đi, cô giáo sinh năm 1986 đã cài sẵn 4G trong điện thoại…

Khi mà kì thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, những nỗ lực dạy và học trực tuyến của thầy trò trong các khu cách ly nói riêng và ở những địa phương có dịch lại càng lớn hơn bao giờ hết.

Trước cô Huệ, những giáo viên đầu tiên dạy học trong khu cách ly có lẽ là 4 giáo viên ở Quận 6, TP.HCM. Hồi tháng 11/2020, khi phải cách ly tập trung tại Củ Chi do có liên quan tới ca mắc Covid, các cô đã đề nghị nhà trường gửi cho cục phát wifi để thuận tiện hơn cho việc giảng bài.

Bước sang năm thứ hai sống trong đại dịch, thầy trò cả nước đã sẵn sàng tâm thế có thể chuyển học trực tuyến bất cứ lúc nào. Một bài giảng trực tuyến đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn rất nhiều của người thầy. Nó cũng đòi hỏi ở học sinh, phụ huynh sự chủ động và sát sao hơn nữa.

Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành Thông tư Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Theo đó, hoạt động này có thể hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.

Năm thứ 2 của giáo dục trong ‘vòng vây’ Covid-19-6

Và phụ huynh, thầy cô, học trò, sau những lo lắng, những sục sôi vì phải ngừng đến trường, phải học online, thì có lẽ giờ này rất nhiều trong số đó chấp nhận rằng, chúng ta buộc phải thay đổi cách dạy và cách học để thích nghi với biến động. 

Dịch Covid-19 đã thay đổi vĩnh viễn rất nhiều khía cạnh trong đời sống. Nó tạo ra sự xa cách về vật lý. Nhưng "xa mặt mà không cách lòng" - internet và mạng xã hội đã cho phép chúng ta đến gần nhau hơn thường lệ.

Học online, thi online... nói riêng và chuyển đổi số giáo dục nói chung là xu thế tất yếu.

Và, hàng loạt lễ bế giảng trực tuyến xúc động trong những ngày qua, những nỗ lực dạy và học trực tuyến của thầy trò cả nước còn cho thấy, sự thấu hiểu, khoảng cách giữa thầy trò, gia đình - nhà trường đang xích lại gần nhau hơn rất nhiều. 

Theo VietnamNet.vn
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV