tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Nhà vườn tất bật vào vụ Tết

Chia sẻ: 

21/11/2024 - 07:42:00


Thời điểm này, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay thủ phủ thanh long Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết.

Hà Nội: Làng nghề vào vụ

Siêu bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào khu vực miền Bắc đầu tháng 9 vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho các làng nghề truyền thống ở Hà Nội. Theo ước tính của chính quyền địa phương, khoảng 30-40% diện tích cây trồng tại các vườn đào, quất ở các phường Nhật Tân, Phú Thượng, Tứ Liên thuộc quận Tây Hồ bị ảnh hưởng bởi bão.

Ông Lê Văn Cả ở huyện Mê Linh (Hà Nội) chăm sóc vườn hoa hồng của gia đình chuẩn bị phục vụ thị trường tết

"Hiện tại, vườn chỉ còn lại 1/3 số cây so với trước bão số 3. Gia đình đang cố gắng chăm sóc những cây còn sống và phải nhập thêm cây từ các vườn quất ở Hưng Yên về để phục vụ khách dịp tết này”, ông Minh, 59 tuổi, chủ vườn đào, quất ở phường Tứ Liên (quận Tây Hồ), cho biết.

Ông Chu Mạnh Hùng, 46 tuổi, chủ vườn đào bích ở phường Nhật Tân, nói với phóng viên, vì vườn đào của ông được bồi đất cao hơn mặt đường 1-2m và ở xa khu vực ven sông Hồng nên thiệt hại không nhiều. Hiện tại, ông và người nhà đang tiến hành các công việc để đưa các gốc đào lên chậu, chuẩn bị chăm sóc cho vụ tết. Do thời tiết từ đầu năm đến nay không thuận lợi, trời rét muộn nên công đoạn tuốt lá đào sẽ muộn hơn năm ngoái, dự kiến 20-30 ngày trước Tết âm lịch.

Nằm sát khu đô thị Dương Nội, người dân làng trồng đào La Cả thuộc địa phận phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm) cũng rục rịch chuẩn bị cho vụ mùa hoa đào tết cổ truyền. So với làng đào Nhật Tân, Phú Thượng, làng đào La Cả ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, ngập úng do vị trí ở cao hơn, không nằm ở khu vực bị ảnh hưởng mưa, lũ từ các dòng sông Hồng, sông Bùi...

Người dân trồng đào nơi đây chia sẻ, nếu để nước ngập quá lâu, bộ phận rễ sẽ bị hư hỏng hoàn toàn, đặc biệt với các cây non. Chính vì vậy, người dân trồng đào La Cả đã ngày đêm dùng các biện pháp thoát nước khi cơn bão số 3 đi qua, vì vậy, số gốc đào hư hỏng do ngập nước chỉ chiếm khoảng 5%. 

Theo một số chủ vườn đào ở Mê Linh, khoảng 2 tháng nay, thương lái ở các vùng lân cận đã đến đặt mua đào với số lượng lớn, có những cây được bán với giá 10-14 triệu đồng. Hầu hết các cây đào đẹp đã được đặt mua, chỉ còn lại số ít để bán lẻ và để vụ năm sau.

Còn với hoa tươi dịp tết, hồng là một trong những loại hoa bán chạy ở thị trường Hà Nội. Với chu kỳ 40-50 ngày cho một lần ra hoa, vào cuối tháng 11, các chủ vườn sẽ cắt tỉa lứa hoa đang nở để lứa hoa sau ra vào đúng dịp tết, đồng thời phun thuốc và bón phân định kỳ để ngừa sâu bệnh.

Ông Lê Văn Cả, chủ của hơn 40 vườn hoa, cây cảnh khu vực huyện Mê Linh dự báo, giá hoa hồng chơi tết năm nay sẽ cao hơn năm ngoái do diện tích trồng bị thu hẹp. Dự kiến năm nay, ông Cả sẽ đưa ra thị trường dịp tết khoảng 20.000-30.000 hoa hồng các loại.

Các chủ vườn đều chung dự báo, thị trường hoa đào, quất và các loại hoa tết 2025 sẽ biến động lớn về giá, vì nguồn cung bị ảnh hưởng do bão số 3 gây ra. Giá đào, quất, hoa tươi tết 2025 được dự báo sẽ tăng 20-30% so với năm trước. Những cây đẹp và hiếm sẽ có giá trị cao. Ngoài ra, sự khan hiếm hàng do thiên tai cũng tạo cho người tiêu dùng xu hướng đặt mua sớm hơn.

Bình Thuận: Phập phồng lo thanh long

Mặc dù thời gian qua, thanh long liên tục rớt giá, thiếu sự ổn định, nhưng ghi nhận ở thời điểm hiện tại, người dân vùng trồng thanh long lớn nhất cả nước Bình Thuận vẫn tiếp tục sản xuất với quy mô rất lớn để kịp cung ứng cho thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025.

Ghi nhận tại các vùng trồng thanh long trọng điểm của tỉnh Bình Thuận như Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình…, hầu hết các vườn thanh long đều đã được người dân chong đèn để ra trái nghịch vụ.

“Vụ thanh long tết được người dân rất kỳ vọng, đây là vụ sản xuất chính trong năm. Tuy nhiên, dù đầu tư sản xuất nhưng hiện chúng tôi chưa biết tình hình giá cả sắp tới như thế nào. Tất cả chỉ biết trông đợi vào sự may mắn”, ông Đào Thanh Hào (huyện Hàm Thuận Nam) cho biết. 

Nhiều hộ trồng thanh long ở nơi đây thông tin, sản xuất thanh long nghịch vụ chi phí cao hơn so với bình thường, trong khi giá điện, phân bón, nhân công…, đều tăng. “Thời điểm này các năm trước, thương lái đã đến vườn giao dịch, đặt cọc thu mua thanh long, nhưng hiện chưa thấy ai đến hỏi. Người dân tập trung sản xuất cho vụ mùa tết nên sản lượng sẽ rất lớn, bà con đang rất lo lắng cho đầu ra”, ông Hào chia sẻ thêm.

Vườn đào được chủ vườn ở huyện Mê Linh (Hà Nội) chăm sóc cho vụ tết

Ông Huỳnh Cảnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, dự báo, trong tháng cao điểm Tết Nguyên đán 2025, toàn tỉnh sẽ có khoảng 40.000-50.000 tấn thanh long cung ứng cho thị trường. Hiện nay, bà con nông dân địa phương đang tập trung sản xuất thanh long vụ tết với diện tích lớn, điều này tạo ra sức ép lớn về vấn đề tiêu thụ.

“Người dân không nên tập trung sản xuất vào một vụ, mà nên sản xuất rải vụ để tránh tình trạng cung vượt cầu, dẫn đến giá giảm. Việc sản xuất thanh long đại trà thường bấp bênh, nên bà con cần chú trọng sản xuất theo hướng sạch để nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu”, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận Huỳnh Cảnh cảnh báo.

Với diện tích trên 27.000ha, sản lượng hàng năm trên 500.000 tấn, Bình Thuận là địa phương trồng chuyên canh cây thanh long lớn nhất cả nước. Hiện khoảng 80% sản lượng thanh long của địa phương chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, còn lại tiêu thụ trong nước và một số thị trường châu Âu, châu Á.

Nông dân Đà Lạt xuống giống hoa tết

Thời điểm này, các nhà vườn tại Đà Lạt và vùng phụ cận cũng đang tất bật xuống giống các loại hoa để phục vụ mùa thu hoạch quan trọng nhất trong năm. Ghi nhận tại các làng hoa truyền thống tại Đà Lạt như Vạn Thành (phường 5), Hà Đông (phường 7, 8), Thái Phiên (phường 12), Xuân Thành (xã Xuân Thọ), người dân xuống giống khoảng 1.300ha hoa các loại như cúc, lily, lay ơn, cẩm chướng, hồng, đồng tiền, địa lan...

Anh Lê Văn Đức (làng hoa Hà Đông) cho biết: “Gia đình tôi trồng hơn 2 sào (2.000m2) hoa cúc với hơn 100.000 cây. Khác với mọi năm, chúng tôi chia làm hai cữ trồng cách nhau khoảng 15 ngày, vừa phục vụ dịp trước Tết Nguyên đán, vừa phục vụ dịp rằm tháng Giêng. Việc này nhằm giảm thiểu rủi ro hoa bị dội chợ vào dịp cuối năm”.

Trong khi đó, các doanh nghiệp chuyên trồng hoa lan các loại như Trường Hoàng, YSA Orchid, Hoa Mặt Trời... cũng chuẩn bị hàng triệu cành lan hồ điệp, lan vũ nữ cho thị trường tết sắp tới.

Còn tại vùng trồng hoa lay ơn xã Hiệp An (huyện Đức Trọng), cách Đà Lạt khoảng 15km, người dân cũng xuống giống gần 200ha tập trung ở các thôn K’Long A, K’Long B và K’Long C.

Những năm gần đây, nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số tại đây đã làm quen, trồng được hoa lay ơn với các giống chủ yếu như đỏ Bordeaux, đỏ thường, vàng cam, vàng… Xã Hiệp An là một trong những vùng trồng lay ơn lớn nhất khu vực phía Nam, cung cấp hàng triệu cành hoa dịp Tết Nguyên đán, nên người dân đang dồn công sức để xuống giống, chăm sóc.

Theo Sài Gòn Giải phóng
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV