tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Nhập khẩu ồ ạt thép ngoại, doanh nghiệp trong nước điêu đứng

Chia sẻ: 

21/11/2024 - 08:58:00


Thép nhập khẩu giá rẻ liên tiếp đổ bộ về thị trường Việt Nam, nếu không xây dựng chính sách thuế nhập khẩu tạm thời, hàng Việt có thể thua ngay trên sân nhà.

Thép nhập khẩu giá rẻ liên tiếp đổ bộ thị trường Việt Nam

Tổng cục Hải quan cho biết, 10 tháng năm 2024, nhập khẩu sắt thép các loại tăng mạnh, là 1 trong 7 nhóm hàng nhập khẩu vượt 10 tỉ USD.

Trong đó, tháng 10 cũng đánh dấu tháng có sản lượng nhập khẩu tăng kỷ lục, với 2,41 triệu tấn, trị giá đạt 1,51 tỉ USD, tăng 55,9% về lượng và tăng 41,7% về trị giá so với tháng trước.

Đáng lưu ý, lượng sắt thép nhập từ Trung Quốc gia tăng đột biến. 10 tháng qua, nhập khẩu sắt thép các loại từ Trung Quốc đạt 10,16 triệu tấn, tăng 58,9% (tương ứng tăng 3,77 triệu tấn) với trị giá đạt 6,37 tỉ USD, tăng 43,2%.

Thép HRC cán nóng, thép mạ kẽm, thép thanh và dây thép… là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều. Sự tràn ngập của thép giá rẻ từ Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp thép Việt Nam gặp khó khăn trong việc cạnh tranh, đẩy họ vào tình thế có nguy cơ thu hẹp sản xuất.

Điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Ảnh: Cường Ngô
Điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Ảnh: Cường Ngô

Trước sự đổ bộ quá lớn của thép nhập khẩu, đặc biệt có sự gia tăng đột biến từ một số thị trường, trong nỗ lực bảo vệ ngành sản xuất nội địa, Bộ Công Thương đã sử dụng đến công cụ phòng vệ thương mại.

Trong đó, ngày 26.7.2024 Bộ đã ban hành Quyết định số 1985 về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Quyết định điều tra dựa trên hồ sơ yêu cầu do các công ty sản xuất trong nước nộp theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương cáo buộc các nhà sản xuất thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc đang bán phá giá sản phẩm này sang Việt Nam, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Cần nhanh chóng công bố kết quả xác minh

Trao đổi với Lao Động, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, hiện nay Việt Nam có 2 doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng với tổng công suất khoảng 8,6 triệu tấn/năm.

Sản phẩm thép cán nóng được sản xuất trong nước bên cạnh việc phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, các doanh nghiệp còn xuất khẩu sang các thị trường khác.

Nhu cầu về thép cán nóng của thị trường nội địa Việt Nam vào khoảng 13 triệu tấn/1 năm. Như vậy, có thể nói nhập khẩu vẫn là một nguồn bổ sung phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước trong thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, vừa qua, trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1985 về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa sản xuất trong nước.

Theo quy trình điều tra, dựa trên các thông tin và dữ liệu do các bên liên quan cung cấp, Cục Phòng vệ thương mại đang tiến hành đánh giá, xác định hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Ấn Độ và Trung Quốc và tác động của nhập khẩu đến ngành sản xuất trong nước, bao gồm cả những diễn biến về việc gia tăng nhập khẩu trong thời gian gần đây.

Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để cơ quan điều tra phòng vệ thương mại xác định liệu ngành sản xuất trong nước có thiệt hại hay không và nguyên nhân của thiệt hại này, nếu có, đến từ đâu.

Trong trường hợp có đủ bằng chứng để sơ bộ xác định rằng ngành sản xuất trong nước chịu thiệt hại đáng kể từ hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá thì cơ quan điều tra phòng vệ thương mại có thể kiến nghị Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới ngành sản xuất trong nước.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, để bảo vệ hàng Việt cũng như sản xuất trong nước, ngoài nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp, cơ quan chức năng cần sớm có các giải pháp như xây dựng biện pháp chống bán phá giá, chính sách thuế nhập khẩu tạm thời. Nếu không, hàng Việt sẽ bị thua trên sân nhà, sản xuất trong nước cũng ngày càng teo tóp.

"Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, chậm nhất tháng 11 sẽ có kết quả điều tra sơ bộ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC). Đến thời điểm này đã gần hết tháng 11, Bộ Công Thương cần nhanh chóng công bố kết quả xác minh", ông Phú cho hay.

Theo Báo Lao Động
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV