Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1029/09/2021 - 23:07:00 Nhiều học sinh, sinh viên sẽ được miễn giảm học phí; Sinh viên đại học được học trước chương trình thạc sĩ; Thêm nhiều đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ... là những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 10/2021.
Nhiều học sinh, sinh viên được miễn, giảm học phí, thi đánh giá năng lực ngoại ngữ Từ ngày 15/10/2021, Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo” sẽ có hiệu lực. Điều 15 Nghị định này đã bổ sung nhiều học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được miễn học phí so với quy định trước đây như: Người học chương trình trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; học sinh cấp hai ở thôn, bản đặc biệt khó khăn; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù… Ngoài ra, mức hỗ trợ chi phí học tập tại khoản 10 Điều 20 Nghị định 81 cũng tăng thêm 50.000 đồng/tháng so với quy định trước đây (từ ngày 15/10/2021, mức hỗ trợ chi phí học tập là 150.000 đồng/tháng/học sinh). Nghị định này cũng quy định cụ thể về lộ trình tăng học phí với tất cả các cấp học từ mầm non, phổ thông đại học… Sinh viên đại học được học trước chương trình thạc sĩ Cũng từ ngày 15/10/2021, Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực. Theo đó, việc đào tạo trình độ thạc sĩ có nhiều điểm mới so với quy định cũ tại Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT. Trong đó, có thể kể đến một số điểm nổi bật như: Chuẩn đầu vào chương trình thạc sĩ phải có ngoại ngữ bậc 3 trở lên trong đó phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ như bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài trở lên hoặc tốt nghiệp đại học mà chương trình chủ yếu bằng tiếng nước ngoài trở lên…
Cơ sở đào tạo có thể tuyển sinh thạc sĩ onilne nếu đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng để có được kết quả tin cậy và công bằng giống như tổ chức bằng hình thức tuyển sinh trực tiếp. Sinh viên đại học được đăng ký học trước một số học phần của chương trình thạc sĩ nếu có học lực theo điểm trung bình tính lũy xếp loại khá trở lên; số tín chỉ được công nhận không vượt quá 15 tín chỉ; đăng ký học tại cùng cơ sở đang học đại học… Thêm nhiều đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ Đây là nội dung tại Thông tư 24/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có hiệu lực từ ngày 24-10-2021. Tại khoản 2, Điều 1, Thông tư 24 này, Bộ GD&ĐT đã bổ sung các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ là: Cơ sở đào tạo sư phạm tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên); Trung tâm Giáo dục thường xuyên; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; Trung tâm tin học - ngoại ngữ. Đồng thời, các trường cao đẳng sư phạm có đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ không còn được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ từ bậc 1 đến bậc 3 như trước đây. Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 1 Thông tư này quy định, từ ngày 1/7/2023 tới đây, các kỹ năng nghe, đọc, viết khi thi ngoại ngữ sẽ hoàn toàn được tổ chức thi trên máy tính, không được tổ chức thi trên giấy như trước đây. Riêng kỹ năng nói vẫn được thi trực tiếp hoặc thi trên máy tính như quy định cũ tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT. Theo petrotimes.vn
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|