tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Nóng như… thiếu xăng

Chia sẻ: 

04/11/2022 - 19:59:00


Kể từ chiều ngày 1/11, xăng dầu lên giá 3 lần liên tiếp. Và cũng vào thời điểm này lại xuất hiện tình trạng các cây xăng bán nhỏ giọt, cầm chừng, hoặc treo bảng tạm dừng bán. Nếu như trong lần trước, có ý kiến còn cho rằng hiện tượng đó chỉ xảy ra ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, do đường vận chuyển từ nhà máy về xa. Nhưng lần này, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc cũng lặp lại tình trạng ấy. Vậy, giải thích thế nào và ai phải chịu trách nhiệm?

Như vậy có thể thấy, việc xác định nguyên nhân thiếu xăng dầu bán tại các cây xăng là không đúng; cũng như việc đùn đẩy trách nhiệm tại các cơ quan quản lý nhà nước về mặt hàng chiến lược này là rất khó chấp nhận. Trách nhiệm chính thuộc về Bộ Công thương hay Bộ Tài chính đây?

Cũng thật ngạc nhiên là Việt Nam đã tự sản xuất được 70% lượng xăng dầu tiêu thụ của cả nước, với hai nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất nhưng chúng ta vẫn không chủ động được nguồn cung. Dự trữ xăng dầu cũng vậy, khi mà châu Âu đã lấp đầy các kho dự trữ tới 3 tháng mà ở ta lại chỉ được không quá 1 tuần. Bị động với mặt hàng chiến lược này là điều rất nguy hiểm.

Suốt mấy tháng qua, rất nhiều ý kiến mổ xẻ, kiến nghị, đề xuất xung quanh vấn đề này nhưng vẫn không giải quyết được. Khi thiếu xăng dầu, các cây xăng lập tức trở thành “bia đỡ đạn” với rất nhiều phê phán, kể cả nhiều cây xăng bị phạt tiền, bị rút giấy phép. Nhưng rất cần phải nhìn xa hơn, rộng hơn và nhìn vào bản chất vấn đề để thấy rằng không chủ cây xăng nào muốn nghỉ bán nếu họ có lãi. Từ đó, nhiều ý kiến cho rằng cần phải gấp rút xem lại cung cách hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Không chỉ trước mắt mà về lâu về giải phải gỡ cho được nút thắt này.

Ngày 2/11 mới đây, có thể nói là dồn dập những thông tin về xăng dầu. Trong công điện, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan chủ động bám sát diễn biến thị trường và quy định pháp luật trong công tác quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu để sớm khắc phục tình trạng thiếu xăng dầu bán ra thị trường. Công điện của Thủ tướng nhấn mạnh: Phải bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong mọi tình huống. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Công thương khẩn trương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh xăng dầu, nhất là các quy định về thời gian điều hành giá xăng dầu; quỹ bình ổn giá xăng dầu; việc thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu.

Cũng trong ngày 2/11, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với đại diện các doanh nghiệp đầu mối, sản xuất, kinh doanh xăng dầu thuộc nhà nước. Ông Diên cho rằng thời gian qua xuất hiện một số doanh nghiệp đã thoái thác trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo tổng giao xăng dầu mà Bộ Công thương đã giao cho. Nhấn mạnh phải bảo đảm nguồn cung trong mọi hoàn cảnh, dù gặp nhiều khó khăn; ông Diên nói đây cũng là cơ sở để sàng lọc lại doanh nghiệp đầu mối, sau đó là sàng lọc thương nhân phân phối và làm rõ trách nhiệm của ai, đơn vị nào.

Như vậy, theo Bộ trưởng Công thương, trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu.

Trong khi đó, cùng ngày 2/11, Sở Công thương TPHCM đã đề xuất lập Tổ công tác điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu, nhằm tháo gỡ khó khăn trong cung ứng xăng, dầu trên địa bàn. Theo đề xuất, tổ công tác do Phó Chủ tịch thành phố phụ trách lĩnh vực kinh tế) làm tổ trưởng, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Công thương làm tổ phó. Đề xuất này cũng cho biết, tính đến 17 giờ ngày 1/11, trên địa bàn TPHCM có 111/550 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thiếu mặt hàng xăng, tương đương với ngày cao điểm các cây xăng treo bảng hết hàng vào ngày 10/10.

Như vậy, tình hình đã rất nóng. Cũng cần nói rằng, trong lúc giá xăng dầu “phi mã” lên tới hơn 30.000 đồng/lít nhưng vẫn đủ xăng để bán. Nay xăng ở mức hơn 22.000 đồng/lít, thì lại thiếu hụt.

Nói về trách nhiệm, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, quản lý xăng dầu có trách nhiệm phối hợp của nhiều bộ, ngành nhưng trách nhiệm quản lý chính là Bộ Công thương, không thể đùn đẩy cho bộ nọ, bộ kia được.

“Vấn đề bây giờ là Bộ Công thương có kịp thời nhạy bén, đẩy đủ thông tin, căn cứ để đề xuất cơ chế, điều tiết thị trường này hay không” - ông Lâm nói và nhấn mạnh cơ quan quản lý nhà nước phải giải quyết được vấn đề này.

Ý kiến của ông Trần Văn Lâm như vậy là sòng phẳng về trách nhiệm, nhận được nhiều đồng tình.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV