tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Phó chủ tịch Quốc hội: Y bác sĩ chạy từ công sang tư chứ có sang tây đâu mà sợ

Chia sẻ: 

21/09/2022 - 15:05:00


Nêu thực tế đội ngũ y tế “chạy” từ công sang tư, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, do cơ chế chính sách công không tốt. Song đội ngũ y tế “chạy” sang tư thì vẫn đóng góp cho đất nước vì “có chạy sang tây đâu mà sợ”.
 

Thảo luận báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 21/9, nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề xã hội hóa và thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện công.

Không thể bỏ từ 'xã hội hóa'

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chính phủ dự kiến chỉnh lý theo hướng quy định Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Cùng với đó là khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội, tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; quy định nguyên tắc trong việc thu hút đầu tư tư nhân và quy định các hình thức thu hút nguồn lực xã hội.

Theo Thường trực Ủy ban Xã hội, quy định như vậy vẫn còn chưa hợp lý. Vì vậy Ủy ban này đề nghị cần quy định theo hướng phân loại các hoạt động, điều kiện để thực hiện xã hội hóa hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, cần cụ thể hơn phương thức và nguyên tắc thực hiện huy động nguồn lực xã hội cũng như các hình thức đặt hoặc mượn thiết bị y tế, về tỷ lệ lợi nhuận giữa nhà đầu tư với bệnh viện và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Phạm Thắng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhắc lại việc gần đây, có ý kiến cho rằng, không nên dùng từ xã hội. Tuy nhiên, theo ông, Nghị quyết 20 của Trung ương đã nói “xã hội hóa” thì không nên nói trái nghị quyết.

“Ta có thể suy nghĩ để thiết kế nội hàm xã hội hóa khác đi chứ không thể bỏ từ 'xã hội hóa'. Nghị quyết Trung ương nói đi, nói lại mãi, bây giờ lại bảo không có xã hội hóa thì không được. Đội ngũ y tế công và tư đều đóng góp cho xã hội”, ông Định nhấn mạnh.

Nêu thực tế đội ngũ y tế “chạy” từ công sang tư, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, do cơ chế chính sách công không tốt. Song đội ngũ y tế “chạy” sang tư thì vẫn đóng góp cho đất nước vì “có chạy sang tây đâu mà sợ”.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, phải sửa chính sách công để giữ cán bộ, ngay cả đơn vị hành chính nhà nước cũng thế và rất cần thiết có cơ chế bảo vệ cán bộ y tế và phải có biện pháp thực hiện việc này.

Cần thiết có cơ chế bảo vệ đội ngũ nhân viên y tế

Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn quy định tại khoản 3, Điều 109 của dự thảo luật nêu: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tịch thu phương tiện, công cụ, vật dụng được sử dụng để gây mất an ninh trật tự hoặc có nguy cơ gây mất an ninh trật tự; tạm giữ người có hành vi gây mất an ninh trật tự….

Ông lưu ý, dự luật phải quy định như thế nào để “không xung đột” với các luật khác. Đơn cử, bác sỹ không thể đuổi một người ra ngoài khi họ xúc phạm mình được, thay phải đó phải có lực lượng chuyên trách, lực lượng bảo vệ, an ninh làm việc này.

“Ví dụ, khi có báo động thì lực lượng chuyên môn vào can thiệp, chứ bác sĩ đang cầm dao mổ bị xông vào đấm, đá, tát thì làm sao mà tự bảo vệ được mình”, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng.

Ông cho rằng, cơ sở khám chữa bệnh không có quyền “tạm giữ người có hành vi gây mất an ninh trật tự hoặc có nguy cơ gây mất an ninh trật tự” mà phải là cơ quan chức năng. Do đó, cần thiết có cơ chế bảo vệ đội ngũ nhân viên y tế.

“Họ là những người hết sức hy sinh, có khi bố mẹ ốm không chăm sóc được mà phải chăm sóc cho người bệnh”, Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ với đội ngũ y bác sỹ.

Giải trình sau đó, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay xã hội hóa, tài chính y tế là những nội dung mới nhận được nhiều sự quan tâm.

Nội dung này chưa được quy định trong các luật khác nên nếu đưa được những nội dung này vào luật sẽ cố gắng giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn mà ngành y tế đang gặp phải.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh: Phạm Thắng

Quyền Bộ trưởng Y tế khẳng định, việc thực hiện xã hội hóa là theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ xin tiếp thu các ý kiến để xác định nội hàm xã hội hóa ở đây như thế nào cũng như giải quyết các vấn đề gì trong thực tiễn.

Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn trong khi nguồn lực của Nhà nước dành cho lĩnh vực y tế chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Dù xác định xã hội hóa nhưng y tế công lập vẫn là chủ yếu bởi 95-98% vẫn thông qua khám chữa bệnh y tế Nhà nước.

Bà Lan giải thích thêm, mặc dù tự chủ, xã hội hóa nhưng vai trò của Nhà nước trong vấn đề đầu tư, quan tâm đến y tế vẫn phải là trọng tâm và xin tiếp thu ý kiến để thể hiện trong luật.

Theo VietnamNet
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Chào mừng 30.4 chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 29/04/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV