tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Phòng chống lãng phí - Nóng trên, lạnh dưới: Cần giải pháp mạnh, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu

Chia sẻ: 

20/05/2024 - 08:35:00


PV Tiền Phong ghi nhận ý kiến của chuyên gia, đại biểu Quốc hội về giải pháp phòng chống lãng phí tại các công trình, dự án. Các ý kiến đều khẳng định, tình trạng lãng phí đang thực sự nhức nhối trong khi nhiều giải pháp không hiệu quả.
 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga: Xử lý chưa nghiêm

Điều đáng nói là, lãng phí thường xảy ra ở khu vực ngân sách Nhà nước nhiều hơn. Hành vi tham nhũng dễ bị phát hiện và xử lý hình sự, trong khi lại rất khó để tìm ra hành vi lãng phí để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, tính răn đe trong việc ngăn chặn thất thoát, lãng phí chưa cao.

Phòng chống lãng phí - Nóng trên, lạnh dưới: Cần giải pháp mạnh, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu ảnh 1

Hằng năm, tại các kỳ họp Quốc hội, tôi và nhiều đại biểu rất quan tâm đến báo cáo, phòng chống lãng phí của Chính phủ. Chúng ta đã đề ra nhiều biện pháp, giải pháp để ngăn chặn. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là lãng phí ở các dự án đầu tư. Có những dự án, công trình hàng chục năm “đắp chiếu” để đó, là một sự lãng phí nguồn lực vô cùng to lớn.

Tôi mong muốn phải nhìn nhận, đánh giá thực sự thấu đáo tình trạng này. Khi đầu tư một dự án không hiệu quả, nghĩa là chúng ta đã tước đi cơ hội đầu tư của những dự án khác, lĩnh vực khác. Với nguồn lực có hạn của một quốc gia, quyết định đầu tư cái gì, ở đâu, bao nhiêu tiền, chúng ta phải tính toán rất kỹ. Thực tế nhiều khi còn phải san sẻ, lĩnh vực này được đầu tư, lĩnh vực khác phải xếp hàng chờ, vì không thể có đủ nguồn lực đầu tư cùng một lúc.

Phòng chống lãng phí - Nóng trên, lạnh dưới: Cần giải pháp mạnh, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu ảnh 2

Tòa tháp 31 tầng của Tổng Cty Xi măng Việt Nam được đầu tư cả nghìn tỷ đồng nhưng bị bỏ hoang nhiều năm tại Hà Nội. Ảnh: Minh Tuấn

Để chống lãng phí đi vào thực chất, trước tiên, phải thay đổi quan điểm và nhận thức. Nhiều khi người ta chỉ nhìn vào việc có lãng phí về mặt tiền bạc hay không. Còn tiết kiệm chỉ nhìn vào ngân sách, cũng đầu việc này, năm ngoái cấp bằng này tiền, năm nay giảm xuống 10%, thế là tiết kiệm. Hoàn toàn không phải như thế.

 

Có lần tôi đã phát biểu, cùng một cá nhân, nhưng cách ứng xử với tài sản công và tài sản tư hoàn toàn khác nhau, cách ứng xử giữa thời gian cá nhân và thời gian dành cho việc công cũng hoàn toàn khác nhau. Vậy nó nằm ở đâu, xin thưa, nó nằm ở ý thức con người, là đạo đức công vụ. Do vậy, chúng ta cần phải thay đổi hành vi, nhận thức và lối sống của con người trước tiên. Còn nếu chúng ta chỉ sử dụng các biện pháp hành chính để chống lãng phí, cũng đạt kết quả, nhưng nó chưa đạt được như mong muốn, vì chúng ta rất khó kiểm soát hành vi này.

Chính vì vậy, theo tôi, rất cần thiết phải có sự rà soát, đánh giá, phân định rạch ròi, rõ ràng về vấn đề trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân khi để xảy ra lãng phí. Có như thế mới ngăn chặn được tình trạng này lặp đi lặp lại, thậm chí là tái diễn ngày càng nghiêm trọng với mức độ lớn hơn.

Đối với các dự án đang trong giai đoạn điều tra, có nên “đắp chiếu” để đó không? Đa phần đó là những dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia, khi hoàn thành sẽ có ý nghĩa rất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho cả vùng và cho cả nước. Vậy chúng ta phải ứng xử như thế nào với các công trình, dự án này? Chúng ta không thể nói trước được tiến độ điều tra dài hay ngắn. Do vậy, theo tôi cần phải có sự tách bạch rạch ròi để vừa có thể đảm bảo quá trình giải quyết vụ án liên quan đến sai phạm của dự án được nhanh chóng, khách quan, nhưng cũng vừa khắc phục được tình trạng dự án bị đắp chiếu”.

TS.Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ: Nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ

Về lãng phí, Bác Hồ nói lãng phí nhiều khi còn tệ hơn cả tham nhũng. Vì sao? Bởi vì lãng phí thì chỗ nào cũng có thể nhìn thấy lãng phí. Và tham nhũng hay lãng phí cũng đều giống nhau ở hậu quả là mất tiền, mất bạc, mất cán bộ. Nhưng Bác Hồ nói lãng phí có cái tệ hơn là mất nhiều hơn vì chỗ nào cũng có thể mất, mất rất to và có những cái mất mà mình không thể nhìn thấy và cũng chả có cách gì thu lại được.

Theo Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 01/07/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV