tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Sớm kiểm soát dịch viêm da nổi cục trâu bò

Chia sẻ: 

09/04/2021 - 16:01:00


Đại đa số trâu, bò chưa bị bệnh viêm da nổi cục (VDNC), vì vậy người dân có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm từ trâu, bò.  
 
Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT). Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Kiểm soát chặt dịch bệnh

Từ tháng 7/2020, khi bệnh VDNC xuất hiện trên đàn gia súc với 13 ổ dịch tại Trung Quốc, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã có những cảnh báo về dịch bệnh này. Tuy nhiên, đến tháng 10/2020, bệnh VDNC đã xuất hiện tại Việt Nam với 2 ổ dịch đầu tiên tại Lạng Sơn và Cao Bằng.

Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, tuy cơ quan chức năng đã có văn bản cảnh báo và hướng dẫn nhận biết bệnh VDNC về các địa phương, nhưng dịch vẫn xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất chính là các vật truyền bệnh như ruồi, muỗi, ve, mòng… còn tồn tại nhiều, nên dịch lây nhanh và rộng trong thời gian ngắn.

Theo thống kê của Cục Thú y, hiện nay dịch VDNC đã xảy ra ở 781 xã của 149 huyện tại 25 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 17.544 con. Số lượng này chỉ chiếm chưa đến 0,2% tổng đàn trâu bò của cả nước. Tổng số gia súc buộc phải tiêu hủy, hoặc bị chết cũng chỉ chiếm khoảng 7% số bị bệnh.

“Có thể khẳng định, tuyệt đại đa số trâu, bò trên lãnh thổ Việt Nam chưa mắc bệnh VDNC, vẫn còn an toàn, cho nên bà con và người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm từ trâu, bò”, ông Nguyễn Văn Long cho biết, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng cần tìm hiểu về nguồn gốc sản phẩm trước khi mua.

Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Thú y, thông tin dịch bệnh phát sinh ở đâu Cục đều có công bố rõ ràng, nên địa phương có thể kiểm soát và xử lý dựa trên công bố này. Các địa phương đang triển khai tích cực các biện pháp phòng chống dịch, như vệ sinh tiêu độc, khử trùng, nhất là việc tiêu diệt các đối tượng truyền bệnh.

Một biện pháp kiểm soát dịch VDNC cũng đang được thực hiện khá hiệu quả, đó là tiêm phòng vaccine cho trâu, bò. Vì đây là loại bệnh mới, nên chưa có vaccine tiêm phòng trong danh mục được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, Cục Thú y đã tham mưu để Bộ NN&PTNT ra quyết định nhập trên 4 triệu liều vaccine theo Luật Thú y.

Theo tính toán của Cục Thú y, nếu có kế hoạch cụ thể và khoa học về tiêm phòng tại các địa phương, thì lượng vaccine nhập về sẽ đảm bảo phủ rộng được trên 50% đàn gia súc cả nước. Ghi nhận từ địa phương, việc tiêm vaccine rất khả quan. Những đàn gia súc nào được tiêm phòng đến thời điểm này đều phát triển tốt và không mắc bệnh.

 

Hơn 1.300 con gia súc đã chết và tiêu hủy vì bệnh VDNC. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Cần bám sát thông tin dịch

Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, khi có thông tin dịch bệnh ở Lạng Sơn, Cục lập tức cử đoàn công tác đến địa phương này. “Chúng tôi nhận được thông tin có dịch vào ngày 20/10. Khi chúng tôi đến kiểm tra, người dân nói bệnh xuất hiện từ đầu tháng 10. Sau đó, khi nhận được thông tin tỉnh Cao Bằng bệnh cũng đã xuất hiện, chúng tôi cũng cử đoàn công tác đến ngay, thì cũng nhận được phản ánh từ người dân là bệnh xuất hiện ở địa phương từ đầu tháng 10. Chính vì thế, không thể biết chính xác dịch bắt đầu từ địa phương nào”, ông nói. 

Theo ông Nguyễn Văn Long, điều này cho thấy, việc chủ động giám sát dịch bệnh ở nhiều địa phương cũng chưa kịp thời. Theo quy định, khi dịch bệnh xảy ra, chủ vật nuôi phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và cơ quan chuyên môn. Trong trường hợp không thực hiện những quy định đó, dẫn tới dịch bệnh lây lan thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ lập biên bản xử lý vi phạm trong lĩnh vực thú y, nhất là trong việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc bị bệnh. Tuy nhiên, việc này cũng chưa thực sự làm triệt để ở các địa phương do phát hiện muộn, dịch lây lan rất khó truy vết.

Ông Nguyễn Văn Long nhấn mạnh: Quy định thì đã có đầy đủ, nhưng việc triển khai thực hiện mỗi địa phương lại có mức độ khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức và nguồn lực từng nơi. Một trong yếu tố rất quan trọng để triển khai thực hiện được là hệ thống thú y các cấp, nhất là cấp Trung ương phải đảm bảo duy trì theo đúng quy định của Luật Thú y, Nghị định 42 của Chính phủ.

“Việc cần làm ngay là các địa phương phải khẩn trương lên kế hoạch, đăng ký mua vaccine và vào cuộc quyết liệt để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả. Từ cơ sở mới có thể xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí và đăng ký với nhà cung ứng vaccine để có cơ sở nhập khẩu. Nếu chúng ta tổ chức tiêm phòng tốt thì hy vọng sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh này”.

Do vaccine cho bệnh VDNC cần tối thiểu 3 tuần sau tiêm mới có thể có miễn dịch cho đàn gia súc, vì vậy các công tác chuẩn bị vaccine, tiêm cũng như theo dõi sau tiêm cũng bị chi phối theo về thời gian, nên các tỉnh cần khẩn trương lên kế hoạch về nhu cầu sử dụng vaccine.

Lãnh đạo Cục Thú y cũng cho biết, đến nay chưa có bất kỳ bằng chứng hay tài liệu nào cho thấy bệnh VDNC lây sang người, nhưng không vì thế mà người dân chủ quan, hay vì lòng tham mà buôn bán, vận chuyển gia súc bị bệnh.

“Về nguyên tắc, Luật Thú y đã cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ và tiêu thụ gia súc bị bệnh và gia súc nghi bị bệnh, gia súc nằm trong các vùng, ổ dịch. Nhưng thực tế, với giá trị mỗi con gia súc lên đến hàng chục triệu đồng như hiện nay, nếu địa phương không kiểm soát nghiêm ngặt thì chắc chắn sẽ có hiện tượng ‘bán chạy’ khi gia súc bị bệnh”.

Theo Chinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Chào mừng 30.4 chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 27/04/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV