tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Sống lại những ngày tiếp quản

Chia sẻ: 

08/10/2024 - 09:56:00


Những người lính năm xưa tiếp quản Thủ đô nay đều trên dưới 90 tuổi, không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thời khắc hào hùng ấy. Những bước quân hành đầy khí thế trên những con phố cổ kính mang theo niềm tự hào của cả dân tộc. Khắp phố phường Hà Nội rợp cờ hoa, những cánh tay vẫy chào, những nụ cười rạng ngời chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...

Tự do hít thở không khí hòa bình

Trong đội quân về tiếp quản Hà Nội, cựu chiến binh Nguyễn Minh Thắng, nguyên cán bộ Trung đoàn 88, Đại đoàn 308, nhớ như in cảm giác những ngày chuẩn bị tiếp quản Thủ đô. Từ Thái Nguyên, đơn vị ông nhận lệnh hành quân về Hà Nội vào ngày 20.9.1954. “Đêm ấy, chúng tôi vượt qua những vùng vành đai trắng của địch, tiếp cận bờ sông Hồng vào lúc bình minh vừa ló rạng, bên kia sông là Hà Đông. Hàng nghìn chiếc thuyền đã chờ sẵn, cả ba Trung đoàn (88, 102, 36) cùng khối Sư đoàn bộ đã sẵn sàng vượt sông, mỗi thuyền chở theo 12 người hướng về Thủ đô thân yêu. Chừng hơn nửa giờ, thuyền cập bến Hà Đông, chúng tôi tiếp tục hành quân qua Đan Phượng, Thường Tín và chốt tại thôn Sâm Dương, xã Ninh Sở, ngoài bãi sông Hồng (Thường Tín). 12 ngày tại đây, chúng tôi vừa học chính trị, vừa giúp nhân dân tu sửa đường làng, ngõ xóm. Nhân dân cũng dành cho chúng tôi những tình cảm nồng hậu, gần gũi, yêu thương...”.

 
z5859621657922bb4c26e2799c2cda466406ac1fc3578c-172708908080284189980-46.jpg
Tranh cổ động của Phạm Bình Định - Hà Nội

Nguyên cán bộ Tuyên huấn Trung đoàn 57, Đại đoàn 354, Đại tá Trần Quốc Hanh cũng có những ngày tháng không thể nào quên. Năm đó ông Hanh vừa tròn 20 tuổi. Cuối kháng chiến chống Pháp, đơn vị ông từ chiến trường Điện Biên trở lại đồng bằng để giải phóng Sơn Tây. Ngay sau đó, Trung đoàn giải phóng Sơn Tây được lệnh về tiếp quản Hà Nội. Cánh quân của ông Hanh vào thành phố từ Hà Đông qua Ngã Tư Sở, đến sân bay Bạch Mai, rồi triển khai thành mấy cánh tiếp quản theo vành đai phía ngoài của Pháp.

"Chúng tôi tiến vào Thủ đô tiếp quản trước một ngày, nên không đi theo hàng ngũ chỉnh tề, không có nhân dân mừng đón cờ hoa. Nhớ nhất là khi cánh quân của chúng tôi vào Ngã Tư Sở, hai bên đường từ Phùng Khoang đến Ngã Tư Sở vắng lặng, khiến bộ đội cảm thấy bất ngờ và hụt hẫng. Khi vào tiếp quản, đi đến đâu Pháp bàn giao cho ta đến đấy, từng vị trí đồn bốt, căn cứ quân sự, vọng gác... dưới sự giám sát của Ủy ban giám sát quốc tế gồm Ấn Độ, Canada, Ba Lan. Tâm trạng tôi lúc đó thật tự hào và xúc động...", ông Hanh nhớ lại.

Cựu chiến binh Nguyễn Thụ, Trung đội trưởng bộ binh thuộc Đại đội 269, Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô), Đại đoàn 308, kể, trên đường hành quân về Hà Nội, đơn vị ông dừng chân tại đền Hùng (Phú Thọ), vinh dự được gặp và nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn. Người khẳng định nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là vô cùng quan trọng, vinh dự và có ý nghĩa chính trị to lớn. Người căn dặn các chiến sĩ phải luôn cảnh giác, giữ vững bản lĩnh, tinh thần cách mạng và hiểu rõ trách nhiệm của mình trong giai đoạn mới...

 

Trong thời gian này, Nhân dân Hà Nội tích cực chuẩn bị đón quân ta về tiếp quản. Sôi nổi nhất là đêm 9.10.1954, sau khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội, đêm đầu tiên Nhân dân thoát khỏi sự áp bức của kẻ thù, được hưởng không khí hòa bình, tự do, nên mọi người hầu như không ngủ. Nhà nào cũng để đèn sáng trưng, cửa mở, cùng nhau đi căng khẩu hiệu, làm cổng chào, chuẩn bị quần áo để sáng 10.10 đón bộ đội ta.

Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng

5 giờ sáng 10.10.1954, cựu chiến binh Nguyễn Thụ được chứng kiến phố phường Hà Nội hân hoan đón mừng ngày hội lớn. Đại đoàn 308 do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ chỉ huy, chia làm nhiều cánh lớn, hành quân tiến vào giải phóng Thủ đô. "Hà Nội như được hồi sinh, hàng chục vạn người dân từ trẻ tới già đổ ra đường, mặc những bộ quần áo đẹp nhất, mang cờ, hoa, tự hào hát vang đón chào đoàn quân chiến thắng trở về. Thời khắc lịch sử huy hoàng năm ấy mãi mãi không thể phai mờ trong trái tim chúng tôi. Đó không chỉ là ngày Thủ đô được giải phóng, mà còn trở thành biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết, lòng yêu nước, tự hào dân tộc và niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước".

Cũng trong sáng 10.10.1954, từ 4 giờ sáng, đơn vị của ông Nguyễn Minh Thắng đã tập trung trên mặt đê để hành quân vào Hà Nội trong tiếng hoan hô, rừng cánh tay giơ cao vẫy chào nồng nhiệt, cờ hoa rực rỡ và những nụ cười rạng ngời của đồng bào. Khoảng hơn 9 giờ sáng, 4 cánh quân đã từ các cửa ô vào thành phố, Trung đoàn 88 tiến vào theo cửa ô Cầu Dền, tiếp quản Trại lính dù, Viện Vi trùng học (nay là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương)… Những ngày tiếp quản, ông Thắng không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ, mà còn thực hiện công tác dân vận, giúp Nhân dân hiểu rõ hơn về chế độ mới của ta.

 

“Hà Nội trong mắt chúng tôi khi đó là một thành phố mộng mơ, thanh lịch, bình yên, với những con người hiền hậu, luôn nở nụ cười trên môi và phong cách sống văn minh, lịch sự... Hà Nội hôm nay phố phường đông đúc, hiện đại hơn, văn minh hơn, nhà cửa khang trang, đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Tôi tin rằng, thế hệ trẻ sẽ kế tục và phát huy truyền thống vẻ vang của cha anh, ra sức cống hiến để Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn hiến, văn minh, hiện đại", cựu chiến binh Nguyễn Minh Thắng tin tưởng.

Theo ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 30/10/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV