tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Tăng tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước 

Chia sẻ: 

11/04/2021 - 16:59:00


Đại diện nhiều doanh nghiệp nhà nước cho rằng đang bị mất đi tính tự chủ, khiến doanh nghiệp không dám đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, việc áp dụng phương thức quản trị tiên tiến cũng gặp khó khăn, làm giảm tính công khai, minh bạch so với doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế khác.

Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Những bất cập

Tại hội thảo về Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) do Bộ Tài chính tổ chức mới đây, ông Nguyễn Minh Khoa, Trưởng ban Pháp chế, Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhìn nhận, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp, gồm cả tổ chức, bộ máy, nhân sự, ban lãnh đạo, hội đồng thành viên, hội đồng quản trị đến kế hoạch, chiến lược, phương án sản xuất, kinh doanh; đầu tư vốn, thoái vốn, đầu tư xây dựng, tiền lương, thu nhập của người lao động.

“Đây là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp nhà nước không dám mạnh dạn mở rộng đầu tư và sản xuất, kinh doanh”, ông Nguyễn Minh Khoa nói.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cũng cho thấy, hiện cơ quan nhà nước quyết định nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, như: Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư quy mô lớn, quyết định việc tăng vốn, góp vốn, chuyển nhượng vốn… khiến doanh nghiệp mất quyền tự chủ, hoạt động gặp khó khăn, khó áp dụng phương thức quản trị tiên tiến.

Khi so sánh với thông lệ quốc tế phổ biến, ở Việt Nam vẫn có những hạn chế và khoảng cách lớn trong tạo lập các điều kiện để bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường.

Mặt khác, tính minh bạch, công khai, bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp các khu vực khác cũng hạn chế. Đáng lưu ý là rất khó áp dụng cơ chế thị trường để đào thải doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, yếu kém. 

Theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến, về cơ bản, khi được xây dựng, các cơ chế, chính sách đều hướng tới mục tiêu bảo đảm tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp cùng việc tăng cường kiểm tra, giám sát của nhà nước. Tuy nhiên, thực tế áp dụng cũng bộc lộ những bất cập, như thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định; quyền hạn, trách nhiệm, phương thức quản lý người đại diện và nhóm người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu và công tác giám sát...

Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, các khái niệm về vốn hiện không còn phù hợp. Hơn thế, đang lẫn lộn và không phân biệt được về mặt pháp lý tài sản của doanh nghiệp và tài sản nhà nước.

Bảo đảm công bằng

“Đối xử công bằng” với doanh nghiệp nhà nước là một yêu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị trường, cùng với tiến trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Để bảo đảm điều đó, trước hết, chính sách sở hữu nhà nước phải có tính ổn định, lâu dài. Cùng với đó, tính minh bạch của doanh nghiệp phải được đề cao, thông qua báo cáo công chúng đáp ứng chuẩn mực công bố thông tin quản trị theo thông lệ quốc tế; đồng thời, giảm ưu tiên, ưu đãi với doanh nghiệp nhà nước.

Chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần là biện pháp quan trọng nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp. Trong khi, với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, cần sửa đổi Luật số 69/2014/QH13 theo hướng áp dụng triệt để nguyên tắc chiếm hữu, giảm sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào sản xuất, kinh doanh…

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, quy định sửa đổi phải rõ trách nhiệm, quyền lợi, quyền lực liên quan đến quản trị của doanh nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường, đánh giá dựa trên giá trị gia tăng của vốn đầu tư và cổ tức, lợi nhuận được chia hằng năm. Đó mới là cách đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của Nhà nước với vai trò là một cổ đông lớn của doanh nghiệp.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, cần phân định, làm rõ khái niệm vốn nhà nước theo quy trình của dòng vốn. Sau khi đầu tư vào doanh nghiệp, vốn nhà nước trở thành vốn của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và định đoạt. Nhà nước trở thành chủ sở hữu của phần vốn góp, cổ phần tương ứng tại doanh nghiệp. Quản lý vốn chỉ tính toán hiệu quả như một nhà đầu tư tính toán giá trị gia tăng của đồng vốn, không đánh giá cách quản lý cụ thể của doanh nghiệp hoặc của từng dự án một.

Tại đề án xây dựng doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò dẫn dắt nền kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất đổi mới phương thức quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh. Nhà nước quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động, đầu tư theo chỉ tiêu tài chính tổng thể, không đi vào từng hoạt động cụ thể; giao quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho doanh nghiệp.

Với những thay đổi căn bản như vậy, doanh nghiệp nhà nước mới có thể đổi mới quản trị theo phương thức hiện đại, phù hợp thông lệ quốc tế, từ đó tăng cường hiệu quả hoạt động của mình.

Theo Hà Nội mới
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV