tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Tạo chuyển biến tích cực hơn nữa trong công tác trẻ em 

Chia sẻ: 

12/01/2024 - 08:44:00


 

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: VGP)
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: VGP)
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh yêu cầu trên khi chủ trì phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về trẻ em, diễn ra hôm qua (11/1).

Giải quyết kịp thời các vấn đề trẻ em

Theo Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), trong năm 2023, hệ thống văn bản pháp luật về trẻ em tiếp tục được bổ sung, sửa đổi, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch nhằm thực hiện tốt hơn nữa quyền trẻ em và giải quyết kịp thời các vấn đề trẻ em.

Các cơ quan, Bộ, ngành đã triển khai quyết liệt, kịp thời, đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em: tập huấn, nâng cao năng lực bảo vệ trẻ em ở cơ sở; lực lượng Công an không để các vụ việc xâm hại trẻ em bị phát hiện mà không xử lý; Tòa án đã giải quyết, xét xử 98,5% vụ án liên quan đến xâm hại người dưới 18 tuổi; nhiều trường hợp trẻ em bị mua bán, bạo lực được chăm sóc, trợ giúp, bảo vệ... Đáng chú ý, phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ nhất đã được tổ chức, cùng với đó là 33 kỳ họp hội đồng trẻ em cấp tỉnh, 282 kỳ họp hội đồng trẻ em cấp huyện. Toàn quốc đã thực hiện 8.145 cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em (tăng 774 cuộc so với năm 2022).

Tuy nhiên, tình hình xâm hại trẻ em tiếp tục gia tăng, phức tạp, chưa đạt được mục đích phòng ngừa, kiểm soát, kéo giảm so với yêu cầu đặt ra. Theo Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, số vụ việc trẻ em, người vị thành niên vi phạm pháp luật trong năm 2023 tăng 14%, có phương thức và thủ đoạn manh động, liều lĩnh. Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc đề nghị rà soát lại các văn bản, chính sách đã ban hành, thực tế triển khai, làm rõ trách nhiệm, “địa chỉ” tiếp nhận, giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.

 

Tình hình phòng, chống dịch bệnh cho trẻ em xuất hiện nhiều vấn đề mới như dịch sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng gia tăng, một số địa phương thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ trẻ béo phì tăng... Ngoài ra, các nền tảng xã hội trực tuyến liên tục được phát triển, nhưng chưa có đủ công cụ, biện pháp xử lý nội dung độc hại, không phù hợp với trẻ em...

Cần hành động mạnh mẽ, triệt để, hiệu quả hơn

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cần tạo chuyển biến thực sự đối với những vấn đề tồn tại trong công tác trẻ em như xâm hại, bạo lực học đường, tai nạn thương tích, an toàn trên không gian mạng, tư vấn tâm lý, tình trạng sử dụng chất kích thích... Đây là những vấn đề ngày càng cấp bách, cần hành động mạnh mẽ, triệt để, hiệu quả hơn.

 

“Chúng ta có luật, có chính sách, có chương trình, kế hoạch khá đồng bộ nhưng vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề và chỉ ra nguyên nhân là các chủ trương, chính sách chưa được các cấp, các ngành, xã hội quán triệt, nhận thức đúng đắn về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em như một nhiệm vụ chính trị trung tâm đối với tương lai của đất nước.

Ghi nhận ý kiến của thành viên Ủy ban, Phó Thủ tướng cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá thực chất, đo đếm được khi thực hiện các mục tiêu đặt ra trong công tác trẻ em cấp vùng, địa phương, một số ngành, lĩnh vực quan trọng (y tế, giáo dục, LĐ-TB&XH), nguồn lực đầu tư... từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn, căn cơ, cụ thể. Các cơ chế, chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em phải được rà soát, có mục tiêu rõ ràng, phân công trách nhiệm cho từng cấp, ngành kèm theo giải pháp, bố trí nguồn lực thực hiện, kiện toàn bộ máy tổ chức, chuẩn hóa nhân lực làm công tác trẻ em, nhất là cấp cơ sở. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật, chương trình, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, địa phương cần đánh giá tác động đến trẻ em.

Cho ý kiến đối với một số vấn đề cụ thể, Phó Thủ tướng giao các Bộ, ngành nghiên cứu tiếp tục cải thiện công tác tư pháp đối với trẻ vị thành niên; cụ thể hóa các khuyến nghị của Liên hợp quốc về cải thiện các nhóm chỉ số liên quan đến trẻ em trong phát triển bền vững; đánh giá tác động của các nền tảng xã hội trực tuyến đối với trẻ em; nghiên cứu tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử hoặc các chất kích thích khác đối với sức khỏe thể chất, tâm thần của trẻ em; rà soát thực trạng, nhu cầu sử dụng bể bơi, hồ bơi trong trường học, thiết chế văn hóa, thể thao tại cộng đồng...

 

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thành Hưng cho biết, ngân sách nhà nước năm 2023 bố trí cho lĩnh vực trẻ em (chưa tính kinh phí mua bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi) là khoảng 295 nghìn tỷ đồng (cả đầu tư phát triển và chi thường xuyên). Ngoài ra, ngân sách trung ương bố trí khoảng 500 tỷ đồng để thực hiện một số chương trình, đề án liên quan đến lĩnh vực trẻ em. Các địa phương đều bố trí ngân sách cho công tác quản lý nhà nước về trẻ em.

Theo Pháp luật VN
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 07/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV