tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Thành phố lớn bị ngập lụt nặng, trách nhiệm thuộc về ai?

Chia sẻ: 

27/10/2022 - 15:26:00


Đại biểu Quốc hội cho rằng trong quá trình phát triển đô thị, vì lợi ích trước mắt, nhiều nơi chưa chú trọng đến hạ tầng cấp thoát nước, quá tải các công trình xây dựng, bởi vậy không ngập úng mới là chuyện lạ...
 

Tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 diễn ra sáng nay (27/10), đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, từ xưa tới nay vẫn có “lời nguyền” về những mối hiểm họa khôn lường “nhất thủy, nhì hỏa”. Tuy nhiên, trong công cuộc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn thời gian qua còn nhiều điều đáng bàn.

Theo đại biểu, cử tri và nhân dân cả nước rất quan tâm đến vấn đề sạt lở, lũ lụt, lũ quét vùng miền núi, xói lở bờ sông, bờ biển, nước triều dâng thường xuyên đạt đỉnh, gần đây, những thành phố lớn được đầu tư hiện đại đều lần lượt bất ngờ xuất hiện ngập lụt lớn. Vậy đâu là nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai, giải pháp nào cho vấn nạn này? 

"Thời gian qua các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống ứng phó với biến đổi khí hậu, đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, nhưng dường như điều đó chưa đủ trước hình thái biến đổi khó lường của thời tiết, khí hậu ngày càng cực đoan. Chúng ta còn chưa chú ý đến hạ tầng thoát nước, thoát lũ, vì những lợi ích trước mắt mà bỏ qua những hệ lụy có thể mang đến trong dài hạn như những con đê chắn nước, hệ thống thoát lũ mỗi khu dân cư. Công trình đô thị mọc lên luôn rình rập sự quá tải bất cập của hệ thống thoát nước, không ngập úng mới là chuyện lạ”, đại biểu Hoàng Đức Thắng nói.

 

Từ những sự quan tâm vấn đề nêu trên, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị Chính phủ cần rà soát, đánh giá đầy đủ hơn tình hình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050, thực hiện đồng bộ bằng tổng thể giải pháp căn cơ, chiến lược, mạnh mẽ, bài bản và quyết liệt hơn. 

Trước mắt, cần tập trung nguồn lực giải quyết cho được bài toán về chống ngập lụt tại các đô thị xói lở, sạt lở ở vùng miền núi, vùng ven biển, ven sông. Trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành, vùng, địa phương tới đây nhất thiết phải đặt trọng tâm nhiệm vụ phát triển đi đôi với thích ứng biến đổi khí hậu, với dự báo tầm nhìn dài hạn, giải pháp khả thi nhất có thể và xem đây chính là động lực cho sự tăng trưởng.

 

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Tô Ái Vang  (đoàn Sóc Trăng) cũng tán thành và đánh giá cao kết quả tích cực trong thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022 của Chính phủ và Báo cáo của cơ quan thẩm tra. Quan tâm về thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay, đại biểu Tô Ái Vang cho rằng, hiện nước ta có nhiều địa phương đang đối mặt với tình hình lũ lụt lớn và lũ kết hợp với triều cường là vấn đề hết sức phức tạp.

Bên cạnh các giải pháp mang tính vĩ mô, đại biểu Tô Ái Vang đề nghị Chính phủ khẩn trương rà soát, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai.

Đồng thời sớm kiện toàn Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp theo dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, tăng cường chỉ đạo công tác rà soát, cập nhật kịch bản, phương án ứng phó với thiên tai; tăng cường chuyển đổi số, hỗ trợ đầu tư việc ứng dụng công nghệ cho các địa phương còn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là ở bốn vùng lũ lụt trong công tác nắm tình hình, làm tốt công tác dự báo và chỉ đạo trực tuyến để kịp thời ứng phó với thiên tai.

Bên cạnh đó, tiếp tục thành lập và triển khai hoạt động Quỹ phòng, chống thiên tai theo Nghị định 78 của Chính phủ. Kịp thời nhân rộng các mô hình hiệu quả về công tác phòng, chống thiên tai để các địa phương nghiên cứu, ứng dụng và hỗ trợ nhau trong điều kiện có thể.

Có hay không sự xuê xoa trong kiểm tra, cấp phép phòng cháy, chữa cháy?

Ngoài vấn đề lũ lụt, thiên tai, tình hình cháy nổ đặc biệt nghiêm trọng xảy ra thời gian qua cũng là nội dung mà đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) đặc biệt quan tâm, bức xúc. Đại biểu Thắng chỉ rõ, tình hình cháy nổ, hỏa hoạn diễn biến phức tạp với tần suất gia tăng, nhất là các vụ cháy tại các khu dân cư, chung cư cao tầng, khu công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, vũ trưởng, karaoke, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thương tâm, là nỗi ám ảnh của người dân.

Đại biểu cho rằng, nguyên nhân của các vụ cháy ngoài ý thức trách nhiệm của các chủ cơ sở, sự bất cẩn của người dân do đầu tư hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy chất lượng kém làm cho có để đối phó thì trách nhiệm này thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chuyên trách quản lý về phòng cháy, chữa cháy.

“Có hay không tiêu cực, xuê xoa trong kiểm tra, thanh tra, cấp phép an toàn về phòng cháy chữa cháy. Truy cứu trách nhiệm các chủ cơ sở, công trình để xảy ra cháy, nổ là đúng” - đại biểu Thắng nêu.

Đặc biệt, theo đại biểu, cần xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cơ quan quản lý nhà nước. Đề nghị Chính phủ báo cáo giải trình làm rõ nguyên nhân trách nhiệm và quyết tâm giải quyết, nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy, đảm bảo tính mạng và sức khỏe của người dân./.

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV