tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Tình thế cấp bách, 'ba tăng' dìm doanh nghiệp 

Chia sẻ: 

15/09/2021 - 17:32:00


Mục tiêu phục hồi kinh tế đang vô cùng cấp bách. Đã đến lúc phải đưa ra phương án để cứu doanh nghiệp, trước khi quá muộn. 

 

Sản xuất ngày càng suy giảm

Theo Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA), hơn 85% doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó trong tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho tăng, doanh thu giảm và hàng trăm nghìn lao động bị ảnh hưởng. Tiêu thụ đồ uống giảm đột ngột, tiếp cận khách hàng ngày càng khó. Kênh phân phối lớn của các doanh nghiệp đồ uống giờ chỉ bằng 1/3 so với trước. 

Việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa khó khăn cũng làm chuỗi cung ứng đứt gãy, nhiều doanh nghiệp đồ uống phải giảm công suất, cắt giảm lao động hoặc ngừng sản xuất. Chi phí sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” tăng, chi phí phòng chống dịch tăng, nguyên liệu đầu vào tăng giá, hàng tồn kho cao, trong khi không thu hồi được công nợ... là những khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất đồ uống tại Việt Nam đang gánh chịu. Nguyên liệu tăng giá, tồn kho tăng cao, nợ nần tăng lên... là tình huống 'ba tăng' dìm DN sâu vào khó khăn

Tình thế cấp bách, 'ba tăng' dìm doanh nghiệp
 Nhiều doanh nghiệp đồ uống phải giảm công suất, cắt giảm lao động, hoặc ngừng sản xuất.

Ngoài ra, việc các địa phương thực hiện giãn cách khiến ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, vui chơi và giải trí chưa biết khi nào mới mở cửa trở lại. Bị đóng cửa quá lâu nên các nhà hàng, quán ăn, khu du lịch,... cũng bị kiệt quệ, thiếu vốn, thiếu lao động, việc kinh doanh trở lại sẽ gặp khó khăn. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lâu dài đến ngành đồ uống.

Trong khi đó, khảo sát của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, tính tới cuối 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh phía Nam hoạt động được theo phương án "3 tại chỗ". Các DN này chỉ có thể huy động từ 30-50% tổng số lao động, số còn lại nghỉ việc không lương.

Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%. Công nhân không đi làm, không có lương, rất đói, rất khổ.

Theo VASEP, chỉ có 30-40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội. Việc phục hồi sản xuất của doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn do chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị dứt gãy, hoặc khó khăn trong vận chuyển. Doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng.

Với các DN cơ khí, ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, cho biết, do giãn cách xã hội, việc sản xuất của các doanh nghiệp thành viên vô cùng căng thẳng, nhất là tại khu vực phía Nam. Vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn. Nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng không đưa tới hoặc đưa tới các nhà máy muộn, hàng tồn trong kho. Nhiều nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp cơ khí phải tạm đóng cửa. Vì vậy, không có đủ việc cho công nhân làm, sản xuất chỉ cầm chừng, chi phí cao nhưng hiệu suất thấp.

Tình thế cấp bách, 'ba tăng' dìm doanh nghiệp
Chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh phía Nam hoạt động được theo phương án "3 tại chỗ".

Vấn đề quan ngại nhất là giãn cách không biết sẽ kéo dài đến khi nào. Đặc trưng của sản xuất cơ khí là tính kết nối theo chuỗi, không phân biệt địa giới hành chính, do đó, khi địa phương này mở cửa trở lại nhưng địa phương khác vẫn thực hiện giãn cách, rồi quy định về hàng hóa thiết yếu,... vẫn gây khó cho doanh nghiệp.

Cứu doanh nghiệp trước khi quá muộn

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, sản phẩm đầu ra của ngành này có khi lại là sản phẩm đầu vào của ngành khác. Với việc hàng loạt doanh nghiệp ngừng sản xuất, ngừng cung ứng, cũng sẽ làm hàng loạt doanh nghiệp khác bị gián đoạn. Thiệt hại là vô cùng lớn. Nếu chỉ quan tâm, ưu tiên cho các ngành, các chuỗi cung ứng hàng thiết yếu mà bỏ quên các ngành nghề khác, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến cả nền kinh tế.

Vì vậy, chính sách  khôi phục sản xuất cần đảm bảo sự vận hành đồng bộ, không phân biệt lĩnh vực, ngành nghề. Theo ông, Bộ trưởng GTVT từng nói, phải coi tất cả hàng hóa đều là thiết yếu trừ hàng cấm, là rất chính xác. Tất cả đều vận hành mới tạo nên sự hoàn chỉnh. Đã đến lúc phải đưa ra phương án để cứu doanh nghiệp, trước khi quá muộn.

Để tháo gỡ tình trạng chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị Chính phủ phải bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất. Nên bỏ quy định về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, thay vào đó, cần quy định các hàng hóa và dịch vụ không được phép lưu hành.

Tình thế cấp bách, 'ba tăng' dìm doanh nghiệp
Đã đến lúc phải đưa ra phương án để cứu doanh nghiệp, trước khi quá muộn.

Cùng với đó, đẩy mạnh tiêm vắc xin cho người lao động, nhất là lao động tại các khu công nghiệp và doanh nghiệp trong các chuỗi cung ứng. Cho phép các doanh nghiệp sử dụng lao động đủ điều kiện an toàn được tham gia sản xuất kinh doanh bình thường.

Yêu cầu chính quyền các địa phương phải chuẩn bị những kịch bản ứng phó linh hoạt hơn, vì mục tiêu phục hồi kinh tế đang vô cùng cấp bách. Các doanh nghiệp, các ngành nghề thường phân bố ở nhiều địa phương khác nhau, có quan hệ cung cầu đan chéo. Cho nên, chỉ một vài địa phương mở cửa cũng không giải quyết được bài toán tổng thể.

Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký và ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid. Theo đó, phải tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Đồng thời, Nghị quyết đưa ra yêu cầu hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.

Trần Thủy

Theo Vietnamnet.vn
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV