tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Trẻ cứ ở nhà thì tiêm vaccine COVID-19 làm gì?

Chia sẻ: 

24/01/2022 - 17:48:00


Các chuyên gia cho rằng, nhiều học sinh đã tiêm vaccine, đạt tỷ lệ cao từ 70-90% thì không có lý gì mà kéo dài việc học online mãi.

Theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam, trước đây, khi chưa phủ vaccine cho người lớn, chúng ta phải ngừng cho học sinh tới trường là đúng, vì tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ rất thấp nhưng các em có thể lây từ người lớn. Giờ đây, khi độ phủ vaccine người lớn cao, đồng nghĩa đối tượng nguy cơ được bảo vệ, lúc này, học sinh nên được tới trường. Đặc biệt, khi hầu hết học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đã tiêm đủ vaccine thì không có lý gì mà kéo dài việc học online mãi.

Đến nay Chính phủ và Bộ GD&ĐT đều đưa ra nhiều hướng dẫn, yêu cầu mở cửa trường học. Tuy nhiên các địa phương vẫn đang rụt rè trong triển khai thực hiện.

"Mở cửa trường học cần được coi là một trong những giải pháp nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Trẻ đến trường, cuộc sống gia đình trở lại nhịp vốn có, khi ấy cha mẹ mới yên tâm công tác, làm kinh tế để đưa xã hội phục hồi", GS Dong nhấn mạnh và cho rằng, để đảm bảo an toàn khi mở cửa trường học trở lại, ngành giáo dục phải phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, từ cấp bộ đến cấp sở, ngành và trong phạm vi từng trường học.

 

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin, hiện tỷ lệ trẻ em độ tuổi 12 - 17 được tiêm vaccine đạt tỷ lệ cao từ 70 đến 90% - tuỳ từng địa phương nhất định. Hơn nữa, cả nước đã thích ứng, tiến tới sống chung với dịch COVID-19, vì thế các địa phương cần sớm cho học sinh trở lại trường để được đi học và trở lại cuộc sống bình thường. 

"Tôi đã khuyến cáo Hà Nội và các tỉnh thành về vấn đề nên sớm cho trẻ em đi học. Tuy nhiên, Hà Nội và địa phương vẫn còn dè dặt", ông Phu nói.

Đồng quan điểm, ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT cho biết, qua kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi tỷ lệ phủ vaccine của quốc gia đạt yêu cầu thì việc quay lại học trực tiếp là tất yếu để đảm bảo chất lượng giáo dục và kể cả sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh. Trong bối cảnh mô hình "Sống chung với COVID-19" được nhiều nước áp dụng, mở cửa trường học đã trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Đừng nghĩ ở nhà trẻ không bị bệnh

“Đi học không chết vì bệnh nhưng để trẻ ở nhà quá lâu lại gặp nguy hiểm vì tự kỷ, sức khoẻ, trí tuệ sa sút…”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cảnh báo trẻ. Chuyên gia khuyên phụ huynh nên có cái nhìn thoáng hơn. Hầu hết đều lo trẻ đi học bị nhiễm bệnh. Hoặc nhiều người lo trẻ mang bệnh về nhà lây lan. Song thực tế việc này rất khó xảy ra vì người lớn hay trẻ nhỏ bây giờ đều đã được tiêm vaccine.

“Có cha mẹ lo con bị nhiễm bệnh mà không cho đi học, nhưng cũng có bộ phận rất mong con được sớm đến trường. Việc trẻ bị ảnh hưởng tới trí tuệ, sức khoẻ kéo dài còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Tiêm vaccine để cho trẻ đi học, vậy mà không cho đi thì tiêm để làm gì”, ông Nga đặt vấn đề.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), thông thường tr sẽ mắc COVID-19 sau người lớn và chủ yếu là do người lớn lây qua. Rất ít khi trẻ em lây cho người khác. Thực tế cho thấy khi trẻ mắc bệnh mà người mẹ chăm sóc chỉ mang khẩu trang thôi cũng khó bị lây nhiễm.

Khi trẻ mắc COVID-19, chu kỳ khỏi bệnh chỉ khoảng 3 – 5 – 7 ngày, còn ở người lớn là 5 – 7 – 10 – 14 ngày. Triệu chứng mắc COVID-19 ở trẻ là nóng, ho, sổ mũi, thậm chí không triệu chứng nào. Thế giới ghi nhận tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp, càng ít tuổi càng khó tử vong. Nếu so sánh với các bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, sốt siêu vi, viêm tiểu phế quản, nhiễm trùng huyết thì rõ ràng COVID-19 ít nguy hiểm với trẻ hơn. 

Bác sĩ Khanh nói khả năng lây bệnh ở trẻ thấp hơn và việc lây cho người khác cũng thấp hơn nhiều so với người lớn. Nguyên nhân, người lớn thường xuyên khạc nhổ, trẻ con thì lại có xu hướng nuốt vào. Ngoài ra, việc virus bám dính ở vòm họng của trẻ con rất ít, chủ yếu có trong đường ruột nên thường thải ra qua hệ thống ruột nhiều hơn là văng ra ngoài.

“Phụ huynh đừng nghĩ ở nhà trẻ không bị bệnh. Rõ ràng bây giờ không đi học mà trẻ cũng bệnh. Ở nhà cũng là người lớn ra ngoài mắc bệnh và lây về cho con. Nếu vẽ cung đường của một đứa trẻ đi học có thể thấy là an toàn. Trẻ ở nhà không người trông, bố mẹ mất việc, rồi con đi chơi trong xóm cũng có thể bị lây bệnh”, bác sĩ Khanh nói.

Bác sĩ Khanh bày tỏ sự lo lắng trẻ ở nhà quá lâu có thể ảnh hưởng cả một thế hệ. “Chúng ta hình dung một em bé mới sinh ra đến khoảng 3, 4, 5 tuổi không thể học được cảm xúc của người lớn như làm mặt giận, mặt cười, mặt vui. Nếu không học được thì không thể phát triển được. Cảm xúc đó chỉ có hoà nhập mới có được, hoà nhập tốt nhất ở đây là đến trường học trực tiếp. Tôi lo điều đó chứ không phải lo các cháu không được học các môn văn hoá”, vị bác sĩ nói và đặt vấn đề: Người lớn đã làm mọi cách để hoà nhập, vậy tại sao trẻ em vẫn phải ở nhà?

Tỷ lệ học sinh mắc COVID-19 thấp

Tại hội thảo trực tuyến về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục sáng 19/1, ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Giáo dục Thể chất, Bộ GD&ĐT thông tin, ở đợt bùng dịch thứ tư, toàn ngành giáo dục có hơn 130.000 cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên mắc COVID-19, đến ngày 18/1 còn gần 4.800 người đang điều trị.

Một số địa phương từng là tâm dịch nhưng nay đã mở cửa trở lại như TP.HCM. Sau thời gian thí điểm học trực tiếp, TP.HCM ghi nhận 130 ca mắc COVID-19 trong trường học, chiếm 0,02%. Tại Bắc Giang, tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhiễm là 0,009%. "Tỷ lệ này là rất thấp", ông Đề nói.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, qua gần hai năm phòng chống dịch, các địa phương tổ chức dạy học rất linh hoạt. Tuy nhiên, việc học online ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng xã hội, hoạt động thể chất và sức khoẻ tâm thần nên Bộ Y tế ủng hộ đưa học sinh quay trở lại trường.

Hiện, tỷ lệ bao phủ hai mũi vaccine trên cả nước đạt gần 100% và Bộ đang chuẩn bị kế hoạch tiêm cho trẻ 5-11 tuổi. Đây là tiền đề quan trọng để tổ chức hoạt động dạy học bình thường trong thời gian tới.

"Chúng ta cần có bước chuyển cho học sinh đi học trực tiếp. Đây là thời điểm hợp lý bởi các hoạt động của xã hội đều bình thường hóa. Học sinh đã theo bố mẹ đi chơi, đi ăn ngoài hàng quán. Không có lý do gì để các em phải học trực tuyến nữa", ông Sơn nói./.

 

Khẩn trương cho trẻ đi học sau Tết Nguyên đán

Ngày 18/1, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xem xét mở cửa trường học trở lại.

Theo thông báo, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và các địa phương thống nhất lộ trình mở cửa trường học trên toàn quốc. Đồng thời, Bộ hướng dẫn các địa phương cho học sinh từ 12 tuổi trở lên đi học trực tiếp an toàn sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sớm nhất có thể, nhất là đối với các địa phương có tỷ lệ cao trong việc tiêm đủ liều vaccine cho đối tượng 12 - 17 tuổi.

Hà Cường/VTCNews
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV