tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Vì sao các trường đại học Việt Nam khó đón nhận du học sinh về học?

Chia sẻ: 

22/06/2021 - 18:51:00


Trong khi các trường nước ngoài sẵn sàng tiếp nhận sinh viên đang học ở Việt Nam sang học thì các trường trong nước khó có thể tiếp nhận theo chiều ngược lại.

Năm 2020, dịch COVID-19 khiến thị trường giáo dục đại học trên thế giới đảo lộn. Du học sinh Việt Nam không thể quay lại các nước để tiếp tục học, học sinh không thể đi du học. Lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản chỉ đạo cho phép các cơ sở giáo dục đại học tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế không tiếp tục học tập ở nước ngoài do dịch COVID-19.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết, năm qua, trường tiếp nhận hơn 10 trường hợp du học sinh Việt Nam về nước học tập.

Các em tiếp tục theo học tại các chương trình liên kết của trường. Ông Điền cho rằng, việc công nhận kết quả học tập của du học sinh là sự thỏa thuận giữa hai trường. Các em về Việt Nam và được công nhận vào học tiếp thì phải có hội đồng chuyên môn xem xét. Khi du học sinh đáp ứng tất cả các yêu cầu về tốt nghiệp thì trường sẽ cấp bằng. Khả năng sinh viên được cấp bằng tại trường nước ngoài phụ thuộc vào việc ký kết, hợp tác ở cấp độ nào.

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo - Trường Đại học Ngoại thương, nói rằng, có hai phương án để du học sinh lựa chọn. Một là du học sinh học tập ngắn hạn tại trường, kết thúc sẽ nhận được các tín chỉ và được công nhận đối với các trường mà du học sinh đang theo học tại nước ngoài. Hai là du học sinh có thể quyết định học tại Việt Nam để lấy bằng được đào tạo liên kết với nước ngoài. Đã có một số du học sinh Việt Nam về nước theo học chương trình liên kết tại trường.

Tiệm cận chuẩn quốc tế

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay ngay sau khi có văn bản của Bộ GD&ĐT, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đề nghị các đơn vị công bố trên trang thông tin điện tử các chương trình đào tạo giảng dạy bằng tiếng nước ngoài do trường cấp bằng, các chương trình trao đổi, công nhận tín chỉ, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài phù hợp điều kiện tuyển sinh và năng lực đào tạo của đơn vị; hướng dẫn thủ tục và xem xét tiếp nhận du học sinh. Đối với các chương trình đào tạo liên kết quốc tế, đơn vị tổ chức xét tuyển theo đề án được phê duyệt.

Đối với các chương trình đào tạo do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc hiệu trưởng trường thành viên cấp bằng, người học phải đáp ứng các điều kiện như đang học tại trường đại học có thứ hạng cao hơn hoặc bằng Đại học Quốc gia Hà Nội (theo bảng xếp hạng QS, THE...); đã tích lũy tối thiểu 3 tín chỉ và đạt kết quả trung bình chung học tập (GPA) từ 2,50 trở lên (theo thang điểm 4,0). 

Để được nhận bằng tốt nghiệp, sinh viên phải tích lũy từ 55% số tín chỉ thuộc chương trình đào tạo tương ứng của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, nếu sinh viên chưa có kết quả thi đầu vào (SAT, ACT,...), hội đồng tuyển sinh hoặc hội đồng chuyên môn đánh giá hồ sơ năng lực dựa trên kết quả học tập ở bậc THPT tương ứng như xét tuyển đối với thí sinh có chứng chỉ A-Level. Đơn vị có thể tổ chức bài kiểm tra riêng (nếu có).

Ông Thảo cho biết, năm vừa qua chỉ có 5-6 du học sinh về nước tiếp tục theo học tại các đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo ông, việc chuyển tiếp ngược du học sinh hiện tại chưa có vướng mắc nhiều. Vấn đề là do ít du học sinh đáp ứng được yêu cầu của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ông nói rằng, dưới góc độ quản lý nhà nước, để đảm bảo chất lượng đầu vào cho các trường đại học, cơ quan ra chính sách chung nên có quy định rõ ràng về thứ hạng của các trường đại học mà du học sinh đang học ở các nước muốn chuyển về; thời gian hay số lượng tín chỉ đã tích lũy phải đạt trung bình khá trở lên; tổng số tín chỉ tích lũy chương trình đào tạo sẽ học tại Việt Nam phải đạt trên 55%.

PGS. Nguyễn Phong Điền cho biết, chuẩn đầu vào của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội không thấp, không phải du học sinh nào trở về nước cũng đáp ứng được. Trong đợt xét tuyển theo phương thức riêng vừa qua, với ngành Khoa học máy tính, điểm SAT vào trường tương đương các trường đại học nổi tiếng của Mỹ như Harvard, Stanford… Những thí sinh điểm SAT cao như thế là do các em không đi du học được mới lựa chọn học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, cho hay dù trường mở cửa đón du học sinh Việt Nam về học nhưng năm vừa qua không có sinh viên nào đăng ký học chính quy. Nguyên nhân là hệ này tuyển sinh theo đề án, trong khi du học sinh về nước do dịch là diện chuyển trường nên phải theo quy chế đào tạo, trong đó có việc đáp ứng đầu vào, như Trường Đại học Kinh tế quốc dân không xét tuyển bằng học bạ nên không có sự tương đồng về chuẩn giữa hai trường. Tuy vậy, năm 2021, trường đã có điều chỉnh để đón du học sinh. Nếu có chứng chỉ SAT, ACT thì du học sinh sẽ đủ điều kiện chuyển tiếp về trường học. Năm nay, trường có tuyển sinh kết hợp thí sinh có một trong hai loại chứng chỉ này và bằng tốt nghiệp THPT.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, những năm gần đây, các trường đại học trên toàn quốc đã đổi mới phương thức tuyển sinh, đa dạng hóa phương thức tuyển sinh bắt kịp với thế giới như dùng các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, SAT, ACT. Do đó, du học sinh hoàn thành chương trình THPT hoàn toàn có thể dùng các chứng chỉ quốc tế để chuyển tiếp vào các trường đại học Việt Nam.

Theo VTC News
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV