tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Việc làm hậu Covid-19

Chia sẻ: 

24/01/2022 - 21:12:00


Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), dự kiến số người thất nghiệp trong năm 2022 có thể lên tới 207 triệu người, so với 186 triệu năm 2019. Việc này đã phản ánh tác động mà các biến thể Covid-19 như Delta và Omicron gây nên đối với thế giới, cũng như diễn biến tương lai của đại dịch chưa được rõ ràng.

 

Người đăng ký việc làm tại khu Brooklyn (New York, Mỹ). Nguồn: REUTERS

Người đăng ký việc làm tại khu Brooklyn (New York, Mỹ). Nguồn: REUTERS

Báo cáo của ILO cho thấy việc làm sẽ nổi lên như một trở ngại lớn nhất của thời hậu Covid-19, nó không chỉ tác động tới một vài quốc gia đơn lẻ mà có tính toàn cầu. Trong đó, những quốc gia nghèo, bộ phận cư dân nghèo ở những quốc gia nghèo sẽ có số người thất nghiệp cao hơn. Điều đó càng làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia và làm suy yếu cơ cấu kinh tế, tài chính và xã hội của hầu hết mọi quốc gia, bất kể tình trạng phát triển của họ.

“Có thể cần nhiều năm để khắc phục thiệt hại này và tiềm ẩn những hệ quả lâu dài”- trích Báo cáo của ILO.

Thực tế cho thấy, kể từ cuối năm 2021, khi đại dịch Covid-19 với biến thể Delta dần “nguội bớt”, thì vấn đề việc làm nhanh chóng nổi lên. Trong khi khu vực châu Âu và Bắc Mỹ có những dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ thì khu vực Mỹ Latin và Caribe lại khó khăn. Vẫn theo ILO, việc làm của phụ nữ dự kiến sẽ còn tiếp tục chịu tác động nặng nề hơn từ cuộc khủng hoảng trong những năm tới. Trong khi đó, việc đóng cửa các cơ sở giáo dục và đào tạo sẽ có tác động cộng gộp lâu dài đối với thanh niên, đặc biệt là những người không được tiếp cận internet.

Ông Guy Ryder, Tổng giám đốc ILO, nhận định: “Đã 2 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng phát, triển vọng phục hồi vẫn còn mong manh và con đường phục hồi thì chậm và không chắc chắn. Chúng ta đều nhận thấy những thiệt hại lâu dài có thể xảy ra đối với thị trường lao động, cùng với sự gia tăng nghèo đói và bất bình đẳng đáng lo ngại. Nhiều lao động buộc phải chuyển sang các loại hình công việc mới”.

ILO cũng có một báo cáo tác động của đại dịch Covid-19 tới thị trường lao động, trong đó nhấn mạnh công cuộc phục hồi của các nước nghèo có nhiều khả năng sẽ đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu nói chung. Đáng chú ý, với các quốc gia tỷ lệ tiêm chủng vaccine cao thì cũng giảm số người thất nghiệp do các hoạt động kinh tế được khôi phục. Theo đó, ước tính cứ 14 người được tiêm vaccine đầy đủ thì sẽ bổ sung cho thị trường lao động 1 nhân lực làm toàn thời gian.

Một yếu tố quan trọng khác tạo ra việc làm hậu Covid-19 chính là các gói hỗ trợ của Chính phủ. Quốc gia nào “mạnh tay” tung ra các gói hỗ trợ lớn thì đồng nghĩa với tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, gói hỗ trợ lớn hay nhỏ lại phụ thuộc vào sức mạnh của từng nền kinh tế. Có quốc gia chi gói hỗ trợ phục hồi sản xuất cả nghìn tỷ USD, nhưng nhiều quốc gia gói hỗ trợ chỉ dừng lại ở con số trăm triệu USD.

“Điều đó sẽ dẫn tới sự phục hồi không đồng đều trên phạm vi toàn cầu. Người dân các nước nghèo sẽ có rất ít cơ hội việc làm” - Mohamad Lung, chuyên gia xã hội học Nam Phi nhận xét. Tiến sĩ Lung cũng cho rằng, hiện 86% giá trị trong tổng các gói hỗ trợ là ở các nước giàu.

“Quỹ đạo hiện tại của thị trường lao động là quỹ đạo của một công cuộc phục hồi bị đình trệ, cùng với sự xuất hiện của những nguy cơ đi xuống và sự phân hóa lớn giữa các nước giàu và các nước nghèo. Sự phân bổ vaccine và năng lực tài khóa không đồng đều đang định hình những xu hướng này, và cả hai vấn đó đều cần được khẩn trương giải quyết”- ông Guy Ryder, Tổng giám đốc ILO nói.

Riêng với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo ILO, tác động rõ rệt nhất trong lĩnh vực lao động thuộc về du lịch. Khi tình trạng đóng cửa biên giới giữa các quốc gia bắt đầu diễn ra từ đầu năm 2020, có ít nhất 19 triệu người, cả nam giới và phụ nữ, đang làm việc trong các ngành liên quan đến du lịch tại 14 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương mất việc. Theo đó, mức tổn thất việc làm trong các ngành liên quan đến du lịch cao hơn gấp 4 lần so với các ngành khác.

Bà Chihoko Asada Miyakawa- Giám đốc ILO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết, tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành Du lịch tại đây không khác gì một thảm họa. Đặc biệt là với lao động nữ vì lĩnh vực này phụ nữ tham gia với số lượng lớn, trong khi hầu hết các công việc của họ lại chỉ nhận được đồng lương thấp.

“Công cuộc phục hồi sẽ mất nhiều thời gian và những lao động và doanh nghiệp trong ngành du lịch bị ảnh hưởng sẽ tiếp tục cần sự hỗ trợ để bù đắp những khoản thu nhập bị mất và bảo toàn tài sản của họ. Công cuộc hồi phục thật không hề dễ dàng”- bà Sara Elder, chuyên gia kinh tế cao cấp của ILO, nhận xét.

Tờ The Guardian đưa tin hàng triệu người Anh tự chuốc lấy “tác hại âm thầm” khi uống rượu bia ở mức độ có hại, trong khi số liệu cho thấy tình trạng tiêu thụ thức uống có cồn tăng vọt lên mức nguy cơ cao trong đại dịch Covid-19. Giáo sư Julia Sinclair tại Đại học Tâm thần Hoàng gia Anh cho rằng việc chuyển sang uống rượu bia ở nhà trong đại dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân, với những lần nhậu nhẹt kéo dài nhiều hơn vài giờ so với khi uống ở quán. Theo giáo sư Sinclair, họ uống nhiều rượu bia hơn là do cảm thấy bất an và lo lắng vì đại dịch và cũng do nhàn rỗi hơn. “Và đó là điều rất nguy hiểm”- bà Julia nói

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV