tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Việt Nam khôi phục dần các đường bay quốc tế vào cuối năm 2021

Chia sẻ: 

29/06/2021 - 16:12:00


Thị trường hàng không Việt Nam sẽ bắt đầu phục hồi từ giữa quý 3/2021. Cùng với đó, việc đẩy nhanh tiêm vaccine phòng Covid-19 trên toàn thế giới là cơ sở để mở lại các đường bay quốc tế. 
 

Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ GTVT, ông Đinh Việt Thắng-Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết: Bước sang năm 2021, thị trường hàng không Việt Nam vẫn liên tục thăng, trầm tương ứng với tình hình dịch bệnh COVID-19.

Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, chỉ có tiêm vaccine phòng COVID-19 được đẩy nhanh tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung mới có cơ sở để mở lại đường bay quốc tế giữa các nước, còn thị trường hàng không Việt Nam sẽ bắt đầu phục hồi từ giữa Quý III/2021.

4 lần bùng phát dịch “thổi bay” cả chục năm tích lũy của các hãng bay

Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã mang đến một giai đoạn đầy biến động đối với ngành Hàng không thế giới. Riêng trong năm 2020, ngành hàng không thế giới ước tính giảm 60% lượng khách vận chuyển (tương ứng khoảng 2,89 tỷ lượt hành khách khách) với doanh thu thâm hụt 327 tỷ USD, trong đó, khu vực châu Á-Thái Bình Dương ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất là 107 tỷ USD, chưa bằng 1/3 so với doanh thu năm 2019.

 

Đối với thị trường hàng không Việt Nam, năm 2020 là quãng thời gian đầy sóng gió, thách thức với ngành hàng không do sự lây lan của dịch COVID-19. Lệnh hạn chế bay, giãn cách, cách ly xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã khiến nhiều đường bay quốc tế phải dừng khai thác.

Sang năm 2021, thị trường hàng không Việt Nam vẫn liên tục có các bước thăng, trầm tương ứng với tình hình dịch bệnh COVID-19. Đến thời điểm hiện tại, chỉ còn khoảng 30 hãng hàng không nước ngoài từ các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông và Pháp khai thác các chuyến bay chở hàng hóa, nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, người lao động tay nghề cao, sinh viên nước ngoài...đi/đến Việt Nam.

Đối với các hãng hàng không Việt Nam, trong điều kiện các đường bay quốc tế chở khách chưa thể khai thác trở lại, các hãng hàng không Việt Nam đã dùng phần lớn nguồn lực đội tàu bay vào khai thác trên các đường bay nội địa với năng lực tăng vọt cả về tần suất và số lượng đường bay.

Theo đó, số lượng đường bay nội địa của các hãng hàng không Việt Nam có thời điểm đã đạt 62 đường bay, tăng 10 đường so với năm 2019. Với việc đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, trong sáu tháng đầu năm 2021 có nhiều giai đoạn số lượng chuyến bay cũng như lượng khách vận chuyển trên các đường bay nội địa đã cao hơn so với cùng thời điểm năm 2019.

“Thậm chí, nhiều giai đoạn trong sáu tháng đầu năm, các hãng hàng không Việt gặp tình trạng không đủ Slot (tần suất lượt cất hạ cánh) để tăng tần suất trên nhiều đường bay nội địa dù Cục Hàng không đã chủ động chia phần Slot do các hãng hàng không nước ngoài không khai thác trả lại theo quy định”, ông Thắng cho biết.

Tuy nhiên, với 2 đợt dịch bùng phát mạnh vào đúng thời điểm bắt đầu giai đoạn cao điểm nội địa là Tết Nguyên đán và nghỉ Hè (từ 30/4-1/5), đặc biệt từ ngày 31/5/2021 khi TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 15, hoạt động vận chuyển hành khách nội địa bằng đường hàng không đã sụt giảm nghiêm trọng với sản lượng hàng ngày sụt giảm chỉ còn 20-30% so với giai đoạn tháng 3-4/2021. Thậm chí, các ngày của 2 tuần đầu tháng 6 này chỉ tương ứng 5-10% lượng vận chuyển trung bình tháng 4/2021.

“Đặc biệt, trong các ngày đầu tháng 5 khi dịch bùng phát khiến hoạt động bay bị ngừng trệ, tàu bay của nhiều hãng hàng không đậu lại qua đêm không theo phân bổ gây tình trạng quá tải vị trí đỗ tàu bay tại một số sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất”, ông Thắng nói.

Ngay sau đó, Cục Hàng không đã phối hợp các cảng hàng không, các hãng hàng không Việt Nam điều chỉnh lịch khai thác để tàu bay đậu qua đêm tại nhiều cảng hàng không khác, giải quyết triệt để tình trạng đậu tàu bay qua đêm không theo phân bổ, hiệp đồng với các cảng.

“Khi hoạt động bay, đặc biệt là bay quốc tế được dần hồi phục thì 20-30% đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam sẽ không đậu qua đêm tại các cảng hàng không của Việt Nam do đang trong các hành trình quốc tế (phần lớn các chuyến bay đi châu Âu, Đông Bắc Á đều có hành trình bay đêm)”, ông Đinh Việt Thắng chia sẻ.

Hàng không Việt sẽ bắt đầu phục hồi từ giữa Quý III/2021

Cục Hàng không Việt Nam cũng dự báo tình hình năm 2021 sẽ cải thiện so với năm 2020, đặc biệt vào nửa cuối năm 2021 khi việc tiêm vaccine phòng Covid-19 được đẩy nhanh tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đặc biệt là tại nhiều thị trường trọng điểm của hàng không Việt Nam như Đông Bắc Á, châu Âu. Điều này sẽ giúp đủ điều kiện tạo miễn dịch cộng đồng, làm cơ sở từng bước mở lại hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế vào cuối Quý III, đầu Quý IV/2021.

“Với những đánh giá nêu trên, dự báo thị trường hàng không Việt Nam sẽ bắt đầu phục hồi từ giữa Quý III/2021 với sản lượng thông qua các cảng hàng không của Việt Nam năm 2021 ước đạt trên 70 triệu hành khách khách”, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam nhận định.

Mới đây, Hiệp hội hàng không Việt Nam (VABA) một lần nữa có văn bản "cầu cứu" Chính phủ có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp ngành hàng không vượt qua khó khăn, sớm phục hồi và phát triển.

Hiệp hội đề nghị Bộ KHĐT báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế tái cấp vốn từ 5.000 - 6.000 tỷ đồng tương tự như Tổng công ty Hàng không Việt Nam, thời hạn tái cấp vốn là 12 tháng và được gia hạn tự động 2 lần cho các hãng hàng không khác, căn cứ vào quy mô, thị phần, vai trò, đóp góp cụ thể của từng hãng để hỗ trợ hãng thanh khoản.

Bên cạnh đó, đề nghị dành cho các hãng hàng không vay gói tín dụng khoảng 25.000 tỷ đồng ưu đãi giảm lãi suất 4%, thời hạn từ 3-5 năm để các hãng duy trì nguồn lực, có nguồn vốn phục hồi, phát triển.

Đồng thời, cho các doanh nghiệp hàng không nói chung được áp dụng mức lãi suất giảm 2% theo nghị quyết số 84 ngày 29/5/2020 cả Chính phủ.

Đối với thuế bảo vệ môi trường, hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành mức thuế bảo vệ môi trường cho năm 2021 là 2.100 đồng/lít (tương đương mức giảm 30%). Tuy nhiên, với những diễn biến và thiệt hại khó lường của đại dịch Covid 19, dòng tiền, nguồn lực tài chính của các hãng hàng không bị cạn kiệt.

Do vậy, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép áp dụng mức giảm 70% thuế (từ 3.000 đồng/lít Jet A1 xuống còn gần 1.000 VND/lít cho các hãng hàng không đến 30/6/2022)./.

 3 hãng bay trong nước đã lỗ 16.000 tỷ đồng:

Theo thống kê của Hiệp hội hàng không Việt Nam (VABA), trước đại dịch, hàng năm doanh thu vận tải hàng không tăng bình quân từ 15%-20%. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 tới nay, dịch Covid 19 đã ảnh hưởng rất tiêu cực tới hoạt động của ngành hàng không.

Doanh thu năm 2020 của các hãng hàng không Việt giảm trên 60% (khoảng 100.000 tỷ đồng). Số tiền nộp ngân sách cũng bị giảm tương ứng, trong khi năm 2019, các hãng hàng không nộp thuế, phí trực và gián tiếp trên 20.000 tỷ đồng.

Năm 2020, Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways lỗ khoảng 16.000 tỷ đồng. Hiện nay, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng đã lên tới 36.000 tỷ đồng (riêng Vietnam Airlines 20.000 tỷ đồng và có nguy cơ phá sản).

Năm 2021, đợt bùng phát dịch lần 3 và 4 vào dịp cao điểm Tết cổ truyền và hè đã khiến doanh thu hàng không giảm sâu (riêng tháng 5 và 6 doanh thu giảm 90% so với cùng kỳ năm 2020) khiến các hãng càng suy kiệt.

Đáng chú ý, dù lỗ lớn nhưng để duy trì hoạt động tối thiểu trong mùa dịch, các hãng phải chi trên 100 tỷ đồng/ngày.

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 25/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV